
-
Tập đoàn Capital House ký hợp tác chiến lược với Viettel và Trường Genesis
-
TP. Hồ Chí Minh: "Treo sổ hồng”, người dân và doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép
-
Đồng Nai tạo nguồn dồi dào quỹ đất "vàng" cho hoạt động đấu giá
-
Sở hữu ngôi nhà thứ hai để gia đình gần gũi với thiên nhiên -
Dự án chậm trễ, tắc nguồn cung, doanh nghiệp bất động sản khẩn thiết mong được “giải cứu” -
Doanh nghiệp bất động sản: Nhu cầu vốn qua kênh trái phiếu tiếp tục tăng
![]() |
. |
Chạy đua đầu tư ứng dụng
Tập đoàn Hưng Thịnh mới đây công bố chi 10 triệu USD cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và kinh tế học nền tảng vào thị trường bất động sản (proptech) với mục tiêu đầy tham vọng.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho nền tảng bất động sản trực tuyến trong khoảng thời gian đủ dài, cộng với sự am hiểu thị trường và uy tín được bảo chứng của thương hiệu. Hưng Thịnh tin rằng, sản phẩm này sẽ được thị trường đón nhận”, ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nói.
Nền tảng giao dịch bất động sản trực tuyến này dự kiến ra mắt vào năm 2021, tạo ra một sân chơi đáp ứng nhu cầu của tất cả chủ thể tham gia thị trường bất động sản. Tập đoàn Hưng Thịnh kỳ vọng thu hút khoảng 30.000 - 50.000 nhà môi giới chuyên nghiệp tham gia nền tảng này ngay trong năm đầu tiên ra mắt thị trường.
Triển khai sớm hơn, ứng dụng bán hàng trực tuyến Cenhomes.vn của Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cen Land) đạt khoảng 14.000 giao dịch trong năm 2020, tăng gấp 5 lần so với năm 2019.
Còn với Tập đoàn Sunshine, lượng giao dịch bất động sản qua ứng dụng Sunshine thời gian qua cũng tăng đột biến, gấp 4 - 5 lần so với thời điểm ra mắt hồi tháng 1/2020, khi Covid-19 chưa bùng phát. Ứng dụng này tích hợp nhiều tính năng như: mua, bán, cho thuê nhà online; tư vấn dự án, đầu tư; cho vay tiêu dùng; gọi xe; du lịch; giáo dục; y tế; mua sắm; quản lý nhà... trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Ngay giữa mùa dịch, tháng 4/2020, Công ty cổ phần Vinhomes (thuộc Vingroup) cũng ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Online, với đầy đủ tiện ích như một sàn giao dịch thực thụ.
Số liệu của Vinhomes cho thấy, đã có hơn 7.600 căn hộ được bán qua sàn trực tuyến này, lượng truy cập trung bình đạt 6.000 lượt/ngày. Ngoài ra, Vinhomes còn có ứng dụng Vinhomes Resident tích hợp vào ứng dụng VinID và hệ sinh thái Vingroup, hơn 60.000 chủ sở hữu bất động sản Vinhomes đã tải xuống và đăng ký.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như LinkHouse, Gamuda Land, Vạn Phúc... cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào kinh doanh để thích ứng với bối cảnh “bình thường mới”.
Nhận diện cơ hội và thách thức
Đến thời điểm này, khái niệm “proptech” không còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Thị trường đã ghi nhận sự xuất hiện của proptech từ gần chục năm trước với những trang web chuyên đăng tin rao bán, môi giới bất động sản như Chợ Tốt, batdongsan.com.vn…
Với sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian gần đây, thị trường được chia thành hai trường phái rõ rệt: một bên là các start-up proptech chuyên đăng tin rao bán, môi giới và một bên là các chủ dự án tự xây dựng ứng dụng hoặc nền tảng giao dịch trực tuyến riêng.
Ông Phạm Lâm, nhà sáng lập hệ sinh thái số Houze thuộc Công ty Houze Group nhận định, proptech đã thay đổi hành vi của các bên tham gia thị trường, giúp việc phối hợp trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
Từ khi Covid-19 bùng phát, xu hướng giao tiếp không chạm đã tạo cơ hội cho các nhà phát triển ứng dụng tiên phong trong việc giúp khách hàng tìm kiếm thông tin, trao đổi, xử lý các thủ tục qua ứng dụng như thanh toán, nhận thông báo online... vừa an toàn, vừa tiết kiệm chi phí, nguồn lực.
Đại diện Công ty Jones Lang LaSalle Việt Nam cũng nhìn nhận, proptech đang nở rộ theo dòng tăng trưởng của thị trường, mang lại cho ngành bất động sản và các chủ thể của ngành nhiều cơ hội, từ đơn vị môi giới đến chủ đầu tư. Thông qua ứng dụng công nghệ, các chủ đầu tư có thể cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho khách hàng. Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh chịu tác động của Covid-19, các ứng dụng đã mang lại cho doanh nghiệp bất động sản nhiều hiệu quả kinh doanh bất ngờ.
Mặc dù vậy, việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản hiện vẫn còn những rào cản nhất định. Hai rào cản được ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở (CBRE Việt Nam) chỉ ra là công nghệ và niềm tin của người mua. Nếu công nghệ nền tảng là vấn đề doanh nghiệp có thể tìm hướng giải quyết, thì niềm tin của người mua lại là thách thức nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Giá trị của bất động sản không hề nhỏ, cộng thêm các yếu tố về văn hóa, tâm linh, phong thủy... khiến người mua nhà luôn có nhu cầu “sờ tận tay, xem tận mắt”.
Khẳng định việc đầu tư mạnh vào công nghệ như một kênh hỗ trợ, tạo thêm giá trị cho hệ sinh thái kinh doanh bất động sản đã có sẵn là xu hướng không thể bỏ qua, song ông Kiệt cũng nhấn mạnh, bất động sản công nghệ khó lòng thay thế hệ thống môi giới thuần túy, vốn là thói quen cố hữu của khách hàng trong nước.

-
Văn hóa du lịch bằng ô tô làm tăng sức hút cho căn hộ nghỉ dưỡng ven biển
-
DTA Garden House Bắc Ninh: Điểm sáng bất động sản công nghiệp năm 2021
-
Khơi thông nút giao Cổ Linh, trục kinh tế trọng điểm phía Đông Hà Nội đã thành hình
-
Liên danh Tập đoàn Hải Phát - Phúc Anh khởi công dự án Fidel Central Park Quảng Trị
-
Bất động sản Bình Dương sôi động với nhà phố thương mại theo phong cách Nhật -
Sông Cổ Cò oằn mình gánh các dự án bất động sản -
AMAN Village - mô hình tiên phong trong xu hướng nghỉ dưỡng trải nghiệm độc đáo -
Bổ sung khu công nghiệp Vân Hồ (Sơn La) vào quy hoạch -
DragonHomes Eco City: Cuộc sống sang trọng trong tầm tay -
Vinhomes bắt tay Samty Nhật Bản phát triển dự án The Sakura -
Vì sao giá nhà đất Hoài Đức vẫn tăng giá mạnh giữa đại dịch Covid-19?
-
Norsk Solar Việt Nam lắp đặt điện mặt trời tại 11 Trung thương mại GO!
-
BIDV cảm ơn khách hàng nữ với hàng ngàn quà tặng dịp 8/3
-
Picenza kiến tạo khu đô thị đẳng cấp tại Sơn La
-
Sân golf Mường Thanh Golf Club Xuân Thành tạo sức hút cho du lịch Hà Tĩnh
-
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
-
Generali Việt Nam triển khai chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc”