
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn
![]() |
Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Lê Toàn |
Cầu tăng
Dù Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp có sự bứt phá rõ nét.
Báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, nhiều tập đoàn đã và đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, như Hanwha, Yokowo, Shuafu, Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis… Các tập đoàn này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, dệt may, da giày, sản xuất phụ tùng.
Ngoài ra, một loạt tập đoàn lớn khác cũng lên kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ông John Campbell, Tư vấn cấp cao Dịch vụ công nghiệp Savills Việt Nam nhận định cuộc thương chiến Mỹ - Trung, sự xuất hiện của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đang tạo nên những dịch chuyển trên.
Đặc biệt, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam - EU (EVFTA) với lộ trình xóa bỏ gần như toàn bộ các giới hạn về thuế quan, mở rộng cánh cửa cho thông thương hàng hóa giữa các nền kinh tế được xem là “nam châm” hút vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Cộng với đó, việc khống chế có hiệu quả dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam cũng đang tạo nên thương hiệu an toàn cho địa điểm đầu tư Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 13,76 tỷ USD, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, TP. HCM và Hà Nội vẫn là những địa bàn dẫn đầu về thu hút số lượng dự án mới. Cụ thể, TP.HCM đứng đầu với 719 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 3,25 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. TP.Hà Nội đứng thứ hai với 409 dự án, đạt 2,92 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư.
Cơ hội rộng mở
“Những tín hiệu tích cực với thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng sẽ trở nên rõ nét hơn vào cuối năm nay, sau những bước thăm dò của các tập đoàn sản xuất lớn sẽ có các bước đi cụ thể đầu tư vào Việt Nam”, ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN chia sẻ quan điểm.
Tác động của EVFTA, các quy định mới mang tính cởi mở hơn của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… được ông Thành cho rằng sẽ là xúc tác thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp, cũng như các ngành công nghiệp sản xuất.
Tất nhiên, cơ hội không chỉ đến vào… cuối năm. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhắc tới sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ trong những năm qua, định hướng tập trung vào các ngành phục vụ xuất khẩu cùng với các nỗ lực tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới… và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp đã làm nên sự hấp dẫn này.
Bằng chứng là, bất chấp những khó khăn chung của thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Dự báo, trong trung và dài hạn, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ nổi lên là phân khúc hấp dẫn nhất.
Tuy nhiên, để có thể phát triển nhanh và bền vững, nhất là đón đầu việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng trong bối cảnh mới, khi việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuyển dịch sản xuất ngày một rõ ràng hơn, cần hướng đến giải quyết một số vấn đề được đặt ra.
Ông Hà cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Đơn cử, sau giai đoạn tăng trưởng liên tục (2014 - 2019), thị trường có xu hướng chững lại ở một số phân khúc. Nguồn lực tài chính đầu tư cho các dự án bất động sản chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng.
Trong khi đó, hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và hàng trăm nghị định, văn bản điều hành, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành…
Ngày 28/10/2020, tại Khách sạn Mai House Saigon (1 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP.HCM), Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam năm 2020 sẽ diễn ra với chủ đề “Đón sóng đầu tư mới”. Diễn đàn do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty BW tổ chức, dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Diễn đàn tập trung đánh giá xu hướng dịch chuyển đầu tư của các ngành công nghiệp vào Việt Nam, cơ hội phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam từ sự dịch chuyển sản xuất của các nhà đầu tư lớn.
Các rào cản về khung pháp lý, hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực, quỹ đất sạch… ảnh hưởng đến triển vọng tăng tưởng của thị trường bất động sản công nghiệp cũng được phân tích, thảo luận để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn và đón đầu những cơ hội mới...
-
Kinh tế vĩ mô 2018: Bồi đắp niềm tin cho nhà đầu tư bất động sản
-
Dự án The Song xin giãn thời gian làm thủ tục xin phép để tiếp tục thi công
-
Quản lý vận hành chung cư - yếu tố quan trọng nhiều chủ đầu tư còn bỏ ngỏ
-
Đà Nẵng: Yêu cầu Phương Trang thương lượng giải quyết với nhà đầu tư mua đất dự án Sun Bay
-
Thẩm định siêu dự án của Tập đoàn T&T tại Hà Tĩnh -
Liên doanh của Indochina Capital triển khai 2 dự án bất động sản -
Bất động sản Đà Nẵng nóng theo tin đồn quy hoạch -
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ -
Nội thất trẻ trung của căn hộ 2 phòng ngủ ngập tràn ánh nắng -
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc -
Cư dân Ecolife Capitol muốn giảm phí dịch vụ, chủ đầu tư nói gì?
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động