
-
Hà Nội mở bán 115 căn nhà ở xã hội, giá chỉ từ 12,2 triệu đồng/m2
-
Loạt dự án du lịch chậm tiến độ đang tái khởi động
-
Động thái mới tại dự án khu nghỉ dưỡng và siêu thuyền cao cấp tại Bình Định
-
Giá bất động sản Vũng Tàu “nhảy nhót” -
Hà Nội: Chung cư mới toàn hàng cao cấp, nội thành không còn căn 60 triệu đồng/m2 -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam trở lại “đường đua” -
Căn hộ chung cư thứ cấp ở khu vực phía Nam tăng giá
Sức kéo đến từ góp vốn, mua cổ phần
Không chỉ giữ vững vị trí là một trong ba lĩnh vực hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020, bất động sản còn lội ngược dòng so với các lĩnh vực khác và khẳng định được sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, bất chấp biến động khó lường của đại dịch Covid-19.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bất động sản đứng thứ 3 trong các ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2020, với tổng vốn đăng ký đạt 4,184 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2019. Trong đó, quý III/2020 đón dòng ngoại vào bất động sản nhiều nhất, với 2,33 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là quý IV/2020 với hơn 1 tỷ USD.
![]() |
Vốn ngoại đổ vào bất động được các chuyên gia kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021. |
Singapore, Hàn Quốc, Quần đảo Virgin thuộc Anh là 3 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư nhiều nhất vào bất động sản trong năm 2020, với lần lượt tổng vốn đăng ký 1,66 tỷ USD, 863 triệu USD và 424 triệu USD. Đặc biệt, các nhà đầu tư Singapore dẫn dắt cả ở dự án cấp mới lẫn hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào các dự án/doanh nghiệp bất động sản.
Hoạt động góp vốn, mua cổ phần là chủ lưu trong dòng vốn “ngoại” rót vào bất động sản năm 2020, với 229 lượt góp vốn, mua cổ phần, tổng giá trị lên tới 1,94 tỷ USD.
Vốn đăng ký đầu tư mới vào bất động sản năm 2020 chủ yếu đến từ các dự án phát triển kho bãi và dịch vụ logistics, trong đó lớn nhất là Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc. Tiếp đến là khoản đầu tư 97,3 triệu USD của Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (Hà Lan) vào dự án cho thuê văn phòng, nhà xưởng và nhà kho rộng hơn 44 ha tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (Bình Dương) và khoản đầu tư 81,1 triệu USD của Cainiao Swan Holding (Hong Kong) Limited vào dự án nhà xưởng và kho bãi rộng 23,5 ha tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh (Long An).
Ở kênh góp vốn và mua cổ phần, thương vụ lớn nhất năm 2020 là hoạt động góp vốn, mua cổ phần của Viking Asia Holdings II Pte.Ltd (Singapore) và Credit Suisse AG (Thụy Sĩ) vào Công ty cổ phần Vinhomes tháng 6/2020, với tổng giá trị vốn góp 656 triệu USD. Theo sau là thương vụ Berjaya Leisure (Cayman) Ltd, nhà đầu tư từ Quần đảo Cayman, góp vốn 186 triệu USD vào Công ty TNHH Trung tâm tài chính Việt Nam Berjaya tại TP.HCM trong tháng 7/2020.
Triển vọng thu hút vốn ngoại vẫn tích cực
Vốn ngoại đổ vào bất động được các chuyên gia kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021, bất kể những rủi ro và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,91%, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,53 tỷ USD; lượng kiều hối về Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD; lãi suất cho vay giảm còn 5-6%… là những điều kiện tốt để thu hút đầu tư vào bất động sản.


Chuyên gia này cho rằng, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam năm 2021 sẽ tăng so với năm trước. Động thái tích cực của các cơ quan Chính phủ trong năm 2021 sẽ cho thấy sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn liên quan đến các quy định pháp luật nhằm cởi trói cho doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
“Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng đều đã có nhiều bài học quý báu được rút ra từ cuộc khủng hoảng 2020, chắc chắn sẽ bản lĩnh hơn và hiệu quả hơn trong quản lý, sản xuất và kinh doanh”, ông Đính nhấn mạnh.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 có thể giữ nhịp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn năm 2020 (theo dự báo trong nước là 6%, nhưng theo dự đoán của các tổ chức quốc tế là 6,8%). Điều này sẽ kéo theo nhu cầu mua nhà và đầu tư bất động sản tăng trở lại.
Riêng về đầu tư bất động sản du lịch, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, nhu cầu đầu tư phân khúc này sẽ tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, có cơ hội để khai thác kinh doanh tốt và lâu dài. Ngoài ra, đầu tư bất động sản du lịch không chỉ hướng ra biển, mà sẽ lan tỏa ra tới những vùng rừng núi, có khả năng khai thác kinh doanh tốt.
-
Ban hành quy định nhiệm vụ, thẩm quyền về cấp giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp -
TP.HCM quyết đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ xong trong 10 năm -
Lâm Đồng chấn chỉnh hoạt động thị trường bất động sản -
Lưu ý quan trọng khi chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ đã bàn giao -
Hà Nội có dự án nhà ở xã hội đắt nhất lịch sử, chạm mức 26 - 27 triệu đồng/m2 -
Thị trường đất nền Long An vắng khách -
Bất động sản thành phố có bờ biển dài nhất nước sẽ lên ngôi sau hợp nhất
-
1 Không có chuyện người bán hàng rong, bán nước vỉa hè phải dùng hóa đơn điện tử
-
2 Dự án thành phần 3, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Bất ngờ danh tính nhà đầu tư
-
3 Giá bất động sản Vũng Tàu “nhảy nhót”
-
4 Dồn dập đề xuất đầu tư các tuyến metro tại TP.HCM
-
5 Quốc hội “chốt” giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, đối tượng được giảm thuế mở rộng
-
Ngày hội việc làm và đào tạo Việt Nam 2025: Kết nối tương lai nghề nghiệp
-
Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
-
Thương hiệu sữa tỷ đô dẫn đầu danh sách “Được chọn mua nhiều nhất” với 13 năm liên tục
-
Tháo gỡ nút thắt tài chính cho doanh nghiệp thuê, mua bất động sản khu công nghiệp
-
Cathay Life tài trợ 100 triệu đồng cho hội khuyến học tỉnh Quảng Nam
-
Astronergy định hình xu hướng tại SNEC 2025