-
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng -
Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc mạnh tay kích cầu -
Giải cứu các khu đô thị bỏ hoang - những “kho chứa tài sản chết” -
Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2025 sẽ “trưởng thành” hơn -
Phân khúc căn hộ chung cư “khuấy đảo” thị trường Đà Nẵng -
KCN Việt Nam: Dấu ấn phát triển bền vững
Nhà liền kề tại Hà Nội đang có tỷ lệ tiêu thụ cao nhất. |
Nhà liền kề bán chạy
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong quý II/2021, Thành phố có tổng cộng 4.278 sản phẩm bất động sản được chào bán ra thị trường, trong đó, nhà liền kề có 710 sản phẩm (bằng 16,5% tổng cung), căn hộ chung cư có 3.725 sản phẩm (bằng 80%) và nhà phố thương mại có 142 sản phẩm (bằng 3,5%).
Đã có tổng số 1.094 sản phẩm bất động sản được giao dịch trong quý II, tỷ lệ hấp thụ đạt 25,5%. Trong đó, nhà liền kề có tỷ lệ hấp thụ cao nhất, với 375/710 sản phẩm được giao dịch, đạt 53%. Tiếp theo là shophouse với 49/142 sản phẩm được giao dịch (đạt 34,5%), trong khi căn hộ có tỷ lệ hấp thụ thấp nhất, với 650/3.726 sản phẩm được giao dịch (đạt 18%).
Còn theo tổng hợp của Savills Việt Nam, nếu tính cả phân khúc biệt thự, thì nguồn cung mới của thị trường biệt thự/nhà liền kề Hà Nội đạt khoảng 905 căn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung đến từ 3 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 6 dự án đã mở bán, trong đó, huyện Hoài Đức nắm giữ 50%, hầu hết đến từ 2 dự án là An Lạc Green Symphony và Hinode Royal Park.
Hoài Đức cũng là địa phương chiếm tới 31% thị phần biệt thự/liền kề toàn thành phố, tiếp theo là Đông Anh với 21% và Hà Đông với 17%. Thị trường Hà Nội ghi nhận giao dịch biệt thự/nhà liền kề tăng 16% theo quý và 131% theo năm.
Trong vòng 5 năm qua, giá chào bán thứ cấp của phân khúc biệt thự/nhà liền kề tại Hà Nội tăng khoảng 7% mỗi năm. Giá của nguồn cung tồn không có sự thay đổi đáng kể qua các quý. Đối với nguồn cung mới, ở các giai đoạn sau đều có sự tăng giá, cao nhất là những dự án có tốc độ hấp thụ tốt. Các chủ đầu tư chia dự án thành nhiều khu để xây dựng và gia tăng mức giá.
Trong quý II/2021, giá sơ cấp trung bình của tất cả các loại hình biệt thự/liền kề đều tăng. Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 4.907 USD/m2, tăng 10% theo quý và 3% theo năm, còn giá trung bình của nhà liền kề lên tới 5.173 USD/m2, tăng 11% theo quý và 16% theo năm. Đáng kể, giá nhà liền kề ở quận Hoàng Mai trong quý II tăng trung bình 15%, trong khi ở huyện Hoài Đức, giá nhà liền kề tăng tới 38%, còn biệt thự tăng giá 29%.
Song, giới kinh doanh bất động sản cũng lưu ý là những khu vực ở xa trung tâm nếu chủ đầu tư chào bán giá cao quá thì tỷ lệ hấp thụ sẽ ít dù các dự án đều có chất lượng tốt. Có dự án chưa đầy 10 căn được giao dịch thành công trong quý.
Nóng ở khu vực sắp lên quận
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, lực cầu đầu tư bất động sản tăng cục bộ thời dịch khi dòng vốn của các ngành kinh tế khác đã chuyển vào thị trường này, khiến bất động sản Hà Nội nóng lên ở một số nơi, nhất là những khu vực nông thôn, ngoại thành, những vùng chuẩn bị lên quận, hay trong diện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
“Bất động sản vùng ven đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của Covid-19, người dân có xu hướng rời xa các thành phố có mật độ dân cư cao, cũng như họ nhận thấy tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại. Chưa kể, Hà Nội đang mở rộng ra các vùng ven, khiến bất động sản khu vực này nóng lên. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều sự quan tâm hơn tới loại hình bất động sản nhà ở thấp tầng, với điều kiện giá vẫn trong tầm với”, ông Matthew Powell, Giám đốc văn phòng Hà Nội và Đà Nẵng tại Savills Việt Nam nhận định.
Theo đó, khu vực phía Tây sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường biệt thự/nhà liền kề Hà Nội trong năm 2021, với hạ tầng được cải thiện, có một số dự án lớn và các chủ đầu tư uy tín. Những dự án kết cấu hạ tầng thúc đẩy giá trị khu vực phía Tây bao gồm Đại lộ Thăng Long, tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, và các dự án đang được triển khai như tuyến Metro số 2A, số 3, đường vành đai 3,5 và các tuyến đường mở rộng về phía Tây kết nối với các quận trung tâm.
Nhiều dự án quy mô lớn chậm triển khai đã sẵn sàng khởi động trở lại khi các dự án hạ tầng xung quanh được hoàn thiện. Mới đây, Vinhomes đã công bố triển khai Vinhomes Wonder Park ở huyện Đan Phượng và Vinhomes Cổ Loa ở huyện Đông Anh từ cuối năm nay.
Bên cạnh đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã tác động lên giá đất, đặc biệt là ở huyện Đông Anh. Ngoài ra, với việc Hà Nội quyết tâm thực hiện kế hoạch đưa các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên quận trước năm 2025, những khu vực này hứa hẹn sẽ thành những điểm thu hút đầu tư bất động sản trong thời gian tới.
-
Nhà ở xã hội phía Nam gần như “đứng hình” trong năm 2024 -
Một năm lặng sóng trên thị trường M&A bất động sản phía Nam -
Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới -
Đất công chưa sử dụng sẽ được TP.HCM tính giá cho thuê thế nào? -
Gen Z chọn mua nhà như thế nào? -
Nhìn lại thị trường bất động sản TP.HCM 2024 -
Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá”; Bình Dương có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- CES 2025: Anker công bố những cải tiến đột phá mới nhất về sạc pin
- Quỹ Vantage Foundation hỗ trợ Grab trao quyền cho đối tác tài xế phụ nữ
- CES 2025: Changhong thu hút sự quan tâm với những đổi mới sáng tạo về AI
- CHiQ được vinh danh trong Top 10 thương hiệu nhà thông minh toàn cầu
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Medigen Vaccine Biologics Corp hợp tác với Substipharm Biologics