
-
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng về nghĩa vụ làm nhà ở xã hội tại các dự án thương mại
-
Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Vị trí khởi sinh dòng tiền hiếm có tại Hoang Huy New City
-
Khánh Hòa rà soát từng dự án để xác định lại giá đất -
Hải Phòng: 6 dự án nhà ở xã hội mở bán từ 14 - 20 triệu đồng/m2 -
TP.HCM gỡ vướng, cấp sổ hồng cho hơn 63.800 căn hộ -
Quá tải hồ sơ tại Văn phòng đất đai Long Biên vì dự án nhà ở xã hội hút khách
![]() |
Hạ tầng làm điểm tựa
Các chuyên gia lĩnh vực bất động sản đánh giá, chưa bao giờ tốc độ đô thị hóa của Quảng Bình diễn ra nhanh chóng như những năm gần đây.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, tính đến nay, hệ thống đô thị trên toàn tỉnh đạt gần 30% với 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại IV và 5 đô thị loại V. Cùng với đó, hệ thống hạ tầng giao thông trong tỉnh cũng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện với nhiều công trình trọng điểm như: Nâng cấp Quốc lộ 1A, xây dựng cầu Nhật Lệ 2, xây dựng trục đường chính Bắc - Nam rộng 60 m tại xã Bảo Ninh (Đồng Hới) và sắp tới là tuyến cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh.
Nhờ sự đồng bộ, hoàn thiện về hạ tầng, Quảng Bình dần trở thành thỏi nam châm thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bất động sản trên cả nước, đặc biệt với các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện nay, một số dự án lớn nổi bật trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng như khu nghỉ dưỡng Pullman, Movenpick, TMS Resort, Sandy Hills… Đặc biệt là Tổ hợp dự án biệt thự, khu nghỉ dưỡng, giải trí của Tập đoàn FLC ven biển 2 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh.
Sở Xây dựng Quảng Bình cho biết, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 37 dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị được cấp chủ trương đầu tư và đã triển khai. Trong đó bao gồm 29 dự án khu nhà ở thương mại, 5 dự án khu đô thị, 3 dự án nhà ở shophouse kết hợp trung tâm dịch vụ thương mại và chức năng hỗn hợp cao tầng.
Ông Nguyễn Hữu Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Protech đánh giá: “Không chỉ có số lượng lớn, các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều được đầu tư với hạ tầng khá đồng bộ, chất lượng, được đánh giá là hình mẫu cho các dự án tại khu vực miền Trung”.
Sức hấp dẫn của thị trường nội tại
Không chỉ ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ ưu thế về biển, về du lịch và về các cơ chế chính sách ưu đãi… mà chính nội tại thị trường Quảng Bình với mức thanh khoản rất tốt cũng đang trở thành một lý do quan trọng giúp nhiều nhà đầu tư bất động sản sẵn sàng bỏ vốn đầu tư.
Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, quý I, II, III/2020 là thời điểm phân khúc đất lẻ trên thị trường Quảng Bình có lượng giao dịch mua bán khá lớn, đặc biệt là khu vực Đồng Hới, bất chấp tình trạng ảm đạm chung của thị trường cả nước và khu vực miền Trung. Đến quý VI/2020, sức hút trên thị trường tập trung vào các dự án khu dân cư mới, khi các dự án này được chính quyền địa phương đưa ra đấu giá. Chỉ trong tháng 12/2020, tại Quảng Bình đã diễn ra 3 đợt đấu giá đất tại 3 dự án khác nhau và ghi nhận sự tham gia rất lớn của người dân, trong đó huyện Bố Trạch 2 dự án và Đồng Hới 1 dự án. Riêng đợt đấu giá 131 lô đất tại một dự án ở xã Đức Ninh (TP. Đồng Hới) đã có gần 3.000 phiếu đăng ký đấu giá của hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng.
Ông Phan Thế Đức, Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Đông Phong, hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định, Quảng Bình có nhiều lợi thế để phát triển lĩnh vực bất động sản. Sau Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Bình đang dần trở thành thị trường với quy mô toàn quốc khi lượng khách hàng và nhà đầu tư tham gia không chỉ gói gọn trong phạm vi tỉnh, mà khắp cả nước.
“Nếu tiếp tục được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, giá cả được kiểm soát tốt, không bị đẩy quá cao thì thị trường bất động sản Quảng Bình sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa”, ông Đức nói.
Một điểm nhấn nữa, dự kiến cũng có tác động lớn và tạo thêm sức hút đến thị trường bất động sản Quảng Bình, đó là sắp tới đây, Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ khởi động Dự án mở rộng sân bay Đồng Hới, mà trước mắt là nâng từ 4 sân đỗ máy bay hiện nay lên 8 sân đỗ. Đến cuối năm 2021, khu vực nhà ga sân bay Đồng Hới cũng được khởi công xây dựng để nâng công suất phục vụ từ 500.000 lượt khách lên 5 triệu lượt, hướng tới chuyển đổi thành sân bay quốc tế.
“Khi trở thành sân bay quốc tế sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho Quảng Bình phát triển, thu hút khách du lịch. Đây là cơ hội để Quảng Bình có thể thu hút thêm các nhà đầu tư và các dự án lớn đến với tỉnh, góp phần tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa đối với bất động sản Quảng Bình”, ông Phan Thế Đức nhìn nhận.
-
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung -
Nhà ở xã hội cách Hồ Gươm chỉ 5 km, dự kiến sẽ sớm "cháy hàng" -
Hà Nội mở bán hai khu nhà ở xã hội mới; Khách đấu giá đất Hưng Yên trả nhầm 4,92 tỷ đồng/m2 -
Đà Nẵng lên kế hoạch đầu tư xây dựng hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội -
Thay thế chung cư, phân khúc đất nền “lên ngôi” tại thị trường Hà Nội -
Giá nhà ở xã hội tăng, doanh nghiệp có được nâng mức lợi nhuận? -
Thị trường bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng vào các dự án lớn
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
Trinasolar cung cấp thiết bị cho Dự án năng lượng mặt trời tại Philippine
-
Hikvision giới thiệu các mô hình AI quy mô lớn Guanlan
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?