
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn
Covid-19 chỉ là giọt nước tràn ly
Không còn tình trạng chen chúc nhau vào những ngày cuối tuần, hay xếp hàng dài tại các quầy tính tiền ở những siêu thị lớn, kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) xảy ra, tâm trạng lo sợ, ngại đến chỗ đông người của đại đa số người dân khiến cho không ít trung tâm thương mại, siêu thị lớn lâm vào tình cảnh “vắng như chùa bà đanh”. Thậm chí, hàng loạt mặt bằng trên những tuyến đường đẹp, trung tâm của TP.HCM đều bị bỏ trống, treo biển cho thuê.
Dọc tuyến đường Trần Quang Khải (quận 1), con đường được xem là sầm uất và tập trung nhiều thương hiệu nổi tiếng với giá cho thuê luôn vượt 100 triệu đồng/tháng cho diện tích 100 m2, thì nay lại lâm vào cảnh “vườn không nhà trống”, nhiều mặt bằng phải rao cho thuê lại dù cửa hàng chỉ vừa mới khai trương. Thậm chí, nhiều nơi đã giảm xuống còn 80 - 90 triệu đồng/tháng vẫn không có người đến hỏi.
![]() |
Nhiều mặt bằng bán lẻ trong tình trạng “vườn không nhà trống”. Ảnh: Trọng Tín |
Còn tại trục đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), nơi được mệnh danh là "phố Wall ở Sài Gòn" khi hội tụ tất cả các dịch vụ ăn uống, giải trí và mua sắm, nhưng hiện nhiều cửa hàng tại đây cũng phải đóng cửa vì ế ẩm, kinh doanh không đủ trả tiền thuê mặt bằng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, rất nhiều cửa hàng ăn uống, thời trang trên tuyến đường này đã đóng cửa kín mít, bên ngoài dán thông báo trả mặt bằng, hoặc sang nhượng quán. Có cửa hàng đã ngưng hoạt động cả tuần nay và chủ nhà đã dán thông báo cho thuê mặt bằng, nhưng hiện vẫn chưa thuê để tiếp tục kinh doanh.
Anh Nguyễn Văn Sang, chủ một quán cafe trên đường Phan Xích Long than thở: “Tôi vừa mới thuê lại mặt bằng này lúc trước Tết, giá 30 triệu đồng/tháng, bỏ ra thêm hơn 300 triệu đồng để trang trí, sửa sang lại. Giờ cứ mở mắt ra là mất ngay 1 triệu đồng tiền thuê mặt bằng, đó là chưa kể các chi phí khác như tiền nhân viên, điện, nước... mà con số thu về hàng ngày thì chưa bằng 1 nửa”.
Các trung tâm thương mại lớn như Vivo City (quận 7), Vạn Hạnh Mall (quận 10), Landmark 81 (quận Bình Thạnh), Vincom Đồng Khởi (quận 1), CT Plaza (quận Tân Bình)... cũng lâm vào tình cảnh đìu hiu.
Tại Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall, dù là ngày cuối tuần, nhưng không khí vắng vẻ bao trùm tất cả các tầng của tòa nhà. Các cửa hàng thời trang, ẩm thực, trang sức… đều vắng khách. Người dân đến trung tâm thương mại rất thưa thớt.
Nhân viên bán hàng của một thương hiệu thời trang lớn nằm trong Vạn Hạnh Mall chia sẻ, từ sau Tết đến giờ, khách đến cửa hàng mua quần áo rất vắng. Doanh thu chỉ bằng 40 - 50% so với ngày bình thường.
Không chỉ mặt bằng ở mặt tiền những tuyến đường lớn và trung tâm thương mại, các mặt bằng trong khu chung cư hay đô thị mới cũng lâm cảnh tương tự.
Đại diện một chủ cửa hàng ăn uống tại tầng khối đế trên đường Nguyễn Lương Bằng (Phú Mỹ Hưng, quận 7) cho biết, từ trước Tết đã có một số cửa hàng trong chung cư đóng cửa, chủ yếu là quán cà phê, nhà hàng...
![]() |
Những tấm biển cho thuê mặt bằng được treo ở nhiều tòa nhà trên đường "phố Wall ở Sài Gòn" . Ảnh: Trọng Tín |
Có thể nói, dịch Covid-19 đang có sự tác động rất lớn đến ngành bán lẻ và cho thuê mặt bằng. Song, việc nhiều cửa hàng phải đóng cửa hoặc dán thông báo cho thuê trong thời gian dài không chỉ do nguyên nhân là Covid-19, mà từ trước đó đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo khi tốc độ tăng giá cho thuê mặt bằng kinh doanh bị đẩy lên quá cao, gây áp lực chi phí cho người thuê.
Ông Nguyễn Văn Uynh, một nhà đầu tư mặt bằng bán lẻ cho rằng, việc nhiều khách thuê trả mặt bằng thời gian gần đây do tác động bởi nhiều yếu tố. Không ít người dừng kinh doanh vì hoạt động kinh doanh không tốt từ trước đó.
"Tranh thủ dịch bệnh, họ trả luôn mặt bằng thuê mà không bị phạt hợp đồng, bởi giá thuê mặt bằng quá cao so với khả năng chi trả, chỉ cần một tác động nhẹ là doanh nghiệp không cầm cự nổi”, ông Uynh nói.
Chủ và khách dìu nhau vượt khó
Đánh giá về tác động của dịch bệnh đến thị trường bất động sản cho thuê, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, chủ đầu tư các trung tâm thương mại, mặt bằng bán lẻ cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho khách thuê.
Là chủ đầu tư của nhiều trung tâm thương mại, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, hiện nay, người dân hạn chế đi lại chốn đông người để phòng chống lây lan dịch bệnh Covid-19 khiến các khu vực mua sắm, ăn uống thường ngày diễn ra sôi động, tấp nập, nay vô cùng đìu hiu.
Tại các trung tâm thương mại của Hưng Thịnh cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, từ tháng 2 - 4/2020, Hưng Thịnh sẽ giảm giá thuê tại các trung tâm thương mại Moonlight Plaza (quận Thủ Đức), Saigon Mia (huyện Bình Chánh), Vung Tau Melody (TP.Vũng Tàu).
Theo ông Trung, Hưng Thịnh không thể vì muốn đảm bảo doanh thu mà bỏ mặc doanh nghiệp, nên sẵn sàng chấp nhận bị giảm doanh thu từ việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng, nhằm giúp các đối tác trong đại dịch này.
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Retail cũng đang lên phương án giảm giá thuê cho đối tác. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Retail cho biết, sẽ sớm triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê mặt bằng và xem xét từng trường hợp để quyết định mức giảm tốt nhất. Mức giảm sẽ dao động trong khoảng 20 - 40%, thậm chí có thể giảm nhiều hơn. Đặc biệt, thời gian hỗ trợ cũng sẽ linh động tùy thuộc vào diễn biến của mùa dịch.
Còn đại diện Công ty cổ phần Vincom Retail cũng vừa công bố, sẽ dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Không chỉ là sự chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, qua chương trình, Vincom sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp bán lẻ tổ chức chuỗi hoạt động kích cầu mua sắm, góp phần đưa nhịp sống năng động trở lại thị trường.
Bà Trần Mai Hoa, Tổng giám đốc Công ty Vincom Retail cho biết, chương trình hỗ trợ được áp dụng cho đối tác ở tất cả các ngành hàng đang kinh doanh tại 79 trung tâm thương mại trên toàn quốc, có hợp đồng thuê giá cố định đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, phần lớn của gói hỗ trợ sẽ được dành cho việc giảm giá tiền thuê mặt bằng cho đối tác, một phần dành cho việc phát hành các voucher ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng tới mua sắm tại Vincom.
-
Ban hành quyết định rà soát nhập khẩu mới với thép hợp kim cán phẳng nhập khẩu -
Hòa Phát tiêu thụ 383.000 tấn thép trong tháng 10 -
Hòa Phát: 140.000 tấn HRC "suất ngoại giao" được bàn giao cho khách hàng từ đầu tháng 11 -
"Có mới nới cũ" trong khai thác dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp bất động sản mất nhiều hơn được -
Kinh doanh bất động sản: Làm sao để biến thông tin khách hàng thành "vàng"? -
Lý giải sức hút của phụ kiện cửa SEVENDAYS -
Xi măng dư thừa, lại thêm lính mới
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank