
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn
![]() |
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA). |
Đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp địa ốc, VNREA đã có những kiến nghị gì để góp phần tháo gỡ khó khăn trước mắt?
Mới đây, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về việc xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19.
Kiến nghị này tập trung vào các nội dung: đề nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản được giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo này.
Về thời gian gia hạn, chúng tôi đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn cho các doanh nghiệp là 1 năm, thay vì 5 tháng, do ảnh hưởng của đại dịch dự kiến sẽ kéo dài.
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị, các doanh nghiệp địa ốc cũng cần được tính vào nhóm cần tiếp sức từ các gói hỗ trợ của Chính phủ. Trong khối doanh nghiệp bất động sản có doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, kể cả nhóm các chủ đầu tư phát triển dự án… cũng bị ảnh hưởng nặng. Doanh nghiệp địa ốc đang chịu khủng hoảng kép, vừa bị siết tín dụng, vừa gặp khó khăn do Covid-19, nên rất cần sự hỗ trợ.
Các doanh nghiệp bất động sản đang rất “bí” nguồn tiền. Ông có đề xuất gì về vấn đề tín dụng?
Theo tôi, thời điểm hiện tại, rất cần nới tín dụng cho ngành địa ốc. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vốn vì doanh thu không có, hoạt động bán hàng bị đình trệ, trong khi vẫn phải trả nợ gốc và lãi vay.
Đặc biệt, với các doanh nghiệp bất động sản tham gia cả lĩnh vực xây dựng, thì khó khăn còn chồng chất hơn nhiều. Doanh nghiệp nhóm này phải sử dụng nhiều lao động, máy móc, xăng dầu…, nhưng tại các công trường, dự án hiện nay, nhiều công nhân phải tạm nghỉ do cách ly và tuân thủ việc không tụ tập đông người. Có những doanh nghiệp xây dựng bị giảm 50 - 70% khối lượng công việc, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của hàng trăm ngàn lao động.
Không những vậy, tác động tiêu cực này cũng lan rộng, ảnh hưởng mạnh đến các ngành cung cấp nguyên vật liệu.
Thời gian qua, một số chính sách được ban hành là tín hiệu vui cho thị trường, nhưng dường như là chưa đủ?
Vừa qua, các cơ quan quản lý đã có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho condotel; Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được ban hành… đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các dự án, doanh nghiệp .
Tuy nhiên, theo tôi, các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng cần ban hành các văn bản liên quan đến các sản phẩm khác như shophouse, shoptel… để hoàn thiện hành lang pháp lý và giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Theo ông, phân khúc nào sẽ hoạt động mạnh trở lại sau khi dịch Covid-19 được khống chế?
Đó là phân khúc nhà ở giá thấp, bình dân hoặc nhà ở xã hội ở các đô thị lớn, bởi nó gắn với nhu cầu thật. Khách hàng sẽ tiếp cận các sản phẩm này sớm hơn, vì đó vẫn là vấn đề bức thiết, thường nhật. Ngoài ra, có thể là các dự án đất nền có pháp lý tốt, được quy hoạch bài bản, bởi suất đầu tư thấp, trong khi triển vọng tăng giá lại cao.
Riêng với nhà ở xã hội, ông có đề xuất giải pháp gì?
Theo tôi, để phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước cần có gói cấp bù lãi suất cho hệ thống ngân hàng để “bơm tiền” cho các dự án, thay cho gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trước đây. Theo tính toán của chúng tôi, nếu có thể bù 1.000 tỷ đồng, thì ngân hàng thương mại sẽ “bơm” ra khoảng 25.000 tỷ đồng, tạo được một số lượng nhà ở lớn cho các đối tượng có nhu cầu. Gói hỗ trợ này chính là nguồn vốn mồi giúp tăng khả năng triển khai các dự án nhà ở xã hội.
-
Quy định mới về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công -
TNR Grand Palace River Park – Dấu ấn khẳng định bước nhảy vọt của nền kinh tế ven biển Uông Bí -
350 tỷ đồng đầu tư khu nghỉ dưỡng Bãi Nồm Phú Yên -
Phát triển Châu Đốc thành đô thị du lịch thông minh -
Thêm cú hích cho thị trường bất động sản Bình Sơn -
An Gia mua thêm 30 - 50 ha để phát triển dự án bất động sản -
Du lịch Cát Bà vươn tầm thế giới cùng top 3 đơn vị vận hành quốc tế
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới