
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn
Cú đấm bồi mang tên Covid-19
Vật liệu xây dựng nói chung và gạch không nung nói riêng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ dịch Covid-19. Đặc biệt, với gạch không nung, vốn đang yếu ớt và đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường, thì việc cơn bão mang tên Covid-19 ập đến khiến nhiều doanh nghiệp bị gục ngã.
![]() |
Covid như cú đánh bồi hạ knock out nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung |
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng. Từ đầu năm đến nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng đều có xu hướng giảm, trong đó lĩnh vực kính xây dựng và gạch ốp lát có sản lượng tiêu thụ và sụt giảm mạnh nhất (tương ứng là 61,5% và 52,2% so với cùng kỳ năm 2019).
Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, do dịch bùng phát ở hầu hết các nước, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia có dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, hợp đồng cũ thực hiện chậm, chi phí giá thành tăng, thời gian lưu kho bãi kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải hàng hóa bị đình trệ…
“Do lượng tiêu thụ chậm, các tháng đầu năm 2020, một số doanh nghiệp đã buộc phải giảm giá bán từ 10 - 12% so với cuối năm 2019. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động giảm sản lượng sản xuất để hạn chế tồn kho sản phẩm”, ông Bắc cho hay.
Theo đại diện Tập đoàn Gạch men Hoàng Gia, sản phẩm tiêu thụ của Công ty trong nửa đầu nay năm giảm mạnh. Trong đó, thị trường các tỉnh phía Nam giảm 20%, miền Trung giảm 30 - 40%, còn ở miền Bắc giảm từ 40 - 50%, thậm chí một số tỉnh đến 80%.
Là thương hiệu hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng Tổng công ty Viglacera cũng khó tránh khỏi những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo doanh nghiệp này, thời gian qua, nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất bị thiếu hụt. Không những thế, việc xuất khẩu vốn đang theo quy trình rất “trôi chảy” cũng gặp khó khăn. Kết quả sản xuất - kinh doanh lẫn khâu tiêu thụ, phát triển thị trường đều bị ảnh hưởng nhiều.
Với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung, khó khăn còn nặng nề hơn. Tiết lộ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Văn Sáu, Công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Trường Hải (chuyên sản xuất các loại vật liệu xây không nung) cho biết, khoảng 5 năm trước, ông đã đầu tư cả chục tỷ đồng mua dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ Đức. Tuy nhiên, hiện nay đã đóng cửa, chuyển đổi vì không có chỗ đứng trên thị trường. Thời gian gần đây, khi thị trường gạch không nung dần có uy tín, công ty đang định tái khởi động sản xuất, thì lại gặp dịch Covid-19, khiến kế hoạch tiếp tục bị đổ vỡ.
Từ đầu năm đến nay, kinh doanh không có lãi, doanh nghiệp cố duy trì để giữ mối hàng và vì công nhân. Tuy nhiên, trận dịch Covid lần hai này khiến tiềm lực của Công ty thực sự cạn kiệt.
Cùng tâm trạng này, ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Toàn Cầu cho biết, thị trường gạch không nung trong trạng thái xã hội bình thường đã khó tiêu thụ, giờ gặp dịch lại càng khó hơn. Nếu như 5 tháng trước, lượng tiêu thụ giảm khoảng 70%, thì hiện tại tất cả các giao dịch đã “dậm chân tại chỗ”.
![]() |
Nếu gạch không nung không tự hoàn thiện mình, thì dù có hết dịch, sản phẩm này cũng khó có chỗ đứng trên thị trường |
Ngậm ngùi đóng cửa công ty
Bộ Xây dựng đã nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nửa đầu năm chỉ là bước đầu, nếu tình hình dịch bệnh không sớm được khống chế, nguy cơ một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo hàng vạn lao động sẽ phải nghỉ việc.
Thực tế, theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung phải đóng cửa.
“Công ty anh đóng cửa công ty từ 1/8 rồi chú ạ”, ông Trần Thanh Minh ngậm ngùi khi phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản hỏi về tình hình doanh nghiệp.
Là một trong những công ty chuyên sản xuất gạch không nung lớn, có thâm niên hàng chục năm với công suất 120 triệu viên/năm và khoảng hơn 50 công nhân, có mức lương trung bình từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/tháng, nhưng hiện Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Toàn Cầu đã buộc phải đóng cửa vô thời hạn, đợi tình hình dịch bệnh ổn định hoàn toàn.
Ông Minh chia sẻ, ông đã tìm mọi cách để cứu Công ty, duy trì hoạt động để tạo công ăn việc làm cho công nhân, thậm chí ông đã bán cả 2 khu đất với gần 10 tỷ đồng để lấy tiền cho Công ty duy trì hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Minh, tiền bơm vào doanh nghiệp lúc này như “muối bỏ bể”. Bởi thị trường tiêu thụ kém, các đơn hàng nợ đọng nhiều, trong khi để duy trì hoạt động, Công ty phải trang trải nhiều loại chi phí như lãi vay ngân hàng, tiền lương công nhân, quản lý doanh nghiệp… khiến công ty kiệt quệ.
Cũng tâm trạng này, ông Đào Anh Đức cho biết: “Hiện tại, Công ty hoạt động gần như không có lợi nhuận. Chúng tôi đang bơm vốn để cố duy trì hoạt động, nhưng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, chúng tôi đã lên phương án đóng cửa. Mặc dù rất đau xót vì không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn người lao động, nhưng không còn cách nào khác”.
Trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư Bất động sản, ông Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: “Thực ra, ngành vật liệu xây dựng không nung nói chung, trong đó có gạch xây không nung không phải vì dịch bệnh mới gặp khó, mà bản thân nội tại sản phẩm này đã có nhiều hạn chế về chất lượng chưa khắc phục được, khiến người tiêu dùng e dè sử dụng. Điều đó khiến sản phẩm gạch không nung khó tiếp cận được thị trường. Và khi đã yếu lại gặp ‘bão Covid-19’, thì đương nhiên sẽ khó trụ vững”.
Theo ông Sâm, sau này khi dịch bệnh được kiểm soát, nhưng nếu gạch không nung không tự làm mới mình, hoàn thiện mình về chất lượng, thì cũng khó nhận được sự chấp thuận của người tiêu dùng. Vì chất lượng chính là thước đo, niềm tin, là cầu nối tốt nhất của người tiêu dùng đến gạch không nung.
-
Shophouse mặt đại lộ tại Hoang Huy New City: Định nghĩa bằng giá trị dài hạn
-
Nghệ An: Hoàn thành các Tiểu dự án Hạ tầng trước ngày 30/9/2025
-
Flamingo Golden Hill: Lợi nhuận cho thuê ổn định từ cộng đồng chuyên gia quốc tế
-
Đà Nẵng: Khu đô thị Capital Square 2 đủ điều kiện mở bán 530 căn hộ
-
Masterise Homes ra mắt LUMIÈRE Prime Hills - Biểu tượng chất sống tinh anh tại Global Gate -
Sắp lộ diện căn hộ Nhật hiện đại bậc nhất tại tháp Orion - TT AVIO -
Hải Phòng - Từ thành phố cảng đến siêu đô thị đa trung tâm vươn tầm quốc tế -
Chỗ đỗ xe - Thách thức nan giải tại trung tâm đô thị lớn -
AHS Property trở thành đối tác phân phối chiến lược dự án Hado Charm Villas -
"Cực phẩm" đô thị sinh thái giữa lòng di sản -
Flamingo Golden Hill - Đích đến đầu tư thông minh giữa vùng tăng trưởng mới
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank