
-
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới
-
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung -
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát
![]() |
Bất động sản vẫn là lĩnh vực có sức hút các thương vụ M&A. Trong ảnh: Dự án Khu căn hộ cao cấp Hiyori Garden Tower. |
Góp mặt trong 15 thương vụ M&A tiêu biểu
Chỉ còn thiếu 80 triệu USD nữa là giao dịch giữa Danh Khôi Holdings và Sun Frontier tạo ra “thương vụ M&A tỷ USD”. Theo Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF Research), Danh Khôi Holdings mua lại 100% cổ phần Sun Frontier (thuộc tập đoàn bất động sản danh tiếng của Nhật Bản - Sun Frontier Fudousan) với giá 920 triệu USD. Đây là thương vụ M&A đáng chú ý nhất trong ngành bất động sản trong giai đoạn từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020.
Được biết, Công ty TNHH Sun Frontier Việt Nam chính thức khởi công dự án đầu tiên ở Đà Nẵng vào năm 2017. Đó là Dự án Khu căn hộ cao cấp Hiyori Garden Tower với quy mô hơn 2.000 m2, gồm 306 căn hộ. Tiếp đó, Sun Frontier Việt Nam theo đuổi Dự án Tháp ven sông thuộc Khu dân cư nhà ở, khách sạn, căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ 2/9 (Dự án Tháp ven sông - The Royal). Dự án này đã được lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng ký quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết vào năm 2018.
Sau khi thương vụ M&A đình đám nói trên hoàn tất, Danh Khôi Holdings chính thức trở thành chủ đầu tư dự án của Sun Frontier.
Tiếp đó, ngày 9/9/2020, Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Netland (Netland), công ty mẹ nắm 95% vốn của Danh Khôi, ra quyết nghị thông qua kế hoạch hợp tác kinh doanh phát triển Dự án Tháp ven sông - The Royal. Theo đó, công ty mẹ sẽ góp vốn 200 tỷ đồng để phát triển Dự án, doanh thu hợp tác chia cho Netland tối thiểu là 40 tỷ đồng.
Để huy động vốn góp cho Dự án Tháp ven sông - The Royal, cùng ngày 9/9, Netland ra quyết định triển khai phương án chào bán cổ phần riêng lẻ theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thương niên năm 2020. Theo đó, Netland dự kiến huy động 888 tỷ đồng từ việc phát hành thêm 88,8 triệu cổ phiếu. Vốn thu được từ phát hành cổ phiếu lần này sẽ được phân bổ cho 4 dự án mà Netland sẽ hợp tác góp vốn, trong đó có khoản vốn góp 200 tỷ đồng cho Dự án Tháp ven sông - The Royal.
Mới đây nhất, ngày 27/10, Hội đồng Quản trị Netland đã thông qua kế hoạch sử dụng vốn chi tiết dự kiến thu được từ kế hoạch chào bán cổ phiếu nói trên. Cụ thể, Netland đã chấp thuận góp vốn 200 tỷ đồng vào Dự án Tháp ven sông - The Royal với tổng mức đầu tư dự kiến 2.472 tỷ đồng và doanh thu dự kiến đạt 3.490 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận hợp tác tối thiểu mà Netland thu được từ vụ góp vốn này là 60 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với kế hoạch trước đó.
Có thể nói, bất động sản vẫn là lĩnh vực có sức hút các thương vụ M&A, trong bối cảnh hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam có xu hướng giảm mạnh do nhà đầu tư thận trọng hơn trước những rủi ro.
Ngoài thương vụ Danh Khôi Holdings mua lại Sun Frontier Việt Nam, thương vụ Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Pacific Star chi 42 triệu USD để mua cổ phần tại Vinaconex - An Khánh cũng là động thái đáng chú ý, theo MAF Research.
Cụ thể, Vinaconex đã chuyển nhượng toàn bộ 50% cổ phần tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC), chủ đầu tư Dự án Splendora An Khánh, cho Công ty Đầu tư và Phát triển Pacific Star.
Hai thương vụ nói trên là 2 thương vụ mua lại bất động sản hiếm hoi góp mặt trong danh sách 15 thương vụ mua lại đáng chú ý nhất thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020.
Ở khối ngoại, trong 9 tháng năm 2020, có đến 19 giao dịch giữa nhà đầu tư Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam được công bố. Đáng kể là động thái của các doanh nghiệp Nhật Nản trong ngành bất động sản - xây dựng, như Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup, hay Tập đoàn Bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba.
Triển vọng lạc quan
Giữa lúc thị trường M&A Việt Nam ít nhiều chịu tác động của Covid-19, bất động sản vẫn khẳng định được vị thế là tài sản an toàn hút vốn, cùng với các “thỏi nam châm” khác như tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ. Từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020, lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng gần 40% thị trường M&A tại Việt Nam, theo MAF Research.
Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng eo hẹp, mục tiêu sở hữu quỹ đất cho chiến lược dài hơi qua hình thức M&A là giải pháp được các doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực tài chính ưu tiên lựa chọn. Vì vậy, triển vọng thị trường M&A bất động sản được dự báo tích cực trong thời gian tới, bởi Việt Nam được đánh giá là ít bị tác động nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á. Cơ hội mà Covid-19 mang lại cho các doanh nghiệp có sẵn nguồn lực tài chính và năng lực quản trị tốt là không nhỏ, bởi họ đang đứng trước cơ hội mua lại doanh nghiệp khác với giá rẻ hơn.
-
Đất thổ cư Đông Anh gần các dự án lớn báo giá đến 185 triệu đồng/m2 -
Chung cư tiếp tục “dẫn dắt” thị trường -
Vẫn còn cơ hội sở hữu bất động sản với giá hợp lý -
Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản -
Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng, dự báo bùng nổ trong năm 2025 -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam toan tính cho quý IV/2024 -
Ban hành Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Hisense ra mắt dòng TV ULED MiniLED U8 mới
-
CATL công bố ba sản phẩm pin xe điện mới
-
HIKSEMI giới thiệu ổ SSD GEN5 tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu