
-
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam
-
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại -
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
Tại văn bản này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tán thành đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 376/TTr-CP ngày 05/10/2021 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Dự thảo Luật sửa 10 luật).
Trong Dự thảo Luật sửa 10 luật, tại Khoản 5 Điều 3 có đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở).
Theo HoREA, nếu được Quốc hội xem xét thông qua Khoản 5 Điều 3 Dự thảo Luật sửa 10 luật thì sẽ tháo gỡ được “ách tắc” cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước, vừa tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, vừa góp phần kiến tạo môi trường đầu tư minh bạch và công bằng, vừa tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa tăng nguồn cung sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản, giúp kéo giảm giá nhà để đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân.
![]() |
Hàng trăm dự án bất động sản thương mại đang gặp vướng mắc. |
Chính vì vậy, HoREA kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư theo hai trường hợp.
Đối với trường hợp chỉ sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 theo Khoản 5 Điều 3 Dự thảo Luật sửa 10 luật, Hiệp hội đề xuất thay thế cụm từ “đất ở hợp pháp hoặc các loại đất khác” bằng từ “đất” và cũng bố cục lại nội dung đảm bảo sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai và “gọn gàng, khúc chiết”.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 23 đồng thời “tích hợp” nội dung Khoản 4 vào Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014, Hiệp hội cũng đề xuất 2 phương án sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 trên cơ sở “tích hợp” nội dung Khoản 4 vào Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, phương án 1 là cơ bản giữ nguyên nội dung dự thảo và “tích hợp” nội dung “nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Khoản 4 vào Khoản 1 Luật Nhà ở 2014.
Đối với phương án 2, Hiệp hội đề xuất thay thế cụm từ “đất ở hợp pháp hoặc các loại đất khác” bằng từ “đất” và “tích hợp” nội dung “nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Khoản 4 vào Khoản 1 Luật Nhà ở 2014 và cũng bố cục lại nội dung tương tự như tại Phương án 1.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Có quyền sử dụng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công”.
Trong trường hợp này, HoREA cũng đề xuất chọn phương án 2 vì đảm bảo sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai và “rất gọn gàng, khúc chiết”.
Nếu được cho phép “tích hợp” nội dung Khoản 4 vào Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (trên đây) được chấp thuận thì Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm e Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 để bãi bỏ thêm Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 như sau: “e. Bãi bỏ khoản 3 Điều 22, khoản 4 Điều 23 và Điều 171” Luật Nhà ở 2014.
Đồng thời, Hiệp hội cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật này theo hình thức “rút gọn” để vừa kiến tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh, vừa kịp thời hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vừa thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại trong điều kiện bình thường mới, sống chung an toàn với dịch Covid-19.
-
Căn hộ mẫu và sa bàn Masteri Rivera Danang: Cộng hưởng không gian, tầm nhìn và tiện ích
-
Đảo Châu Âu, Eco Central Park: Nơi giới siêu giàu không chọn mua nhà, chọn mua tuổi thọ
-
Asia Vibe - Tâm điểm thương mại mùa lễ hội hút dòng vốn đầu tư đổ về Móng Cái
-
Hà Nội có 21 dự án đủ điều kiện “bán nhà trên giấy" trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Flamingo Majestic Island Resort định hình chuẩn mực xa xỉ mới -
Ra mắt tòa A1 K-Park Avenue: Tòa tháp biểu tượng, đẳng cấp bậc nhất xứ Thanh -
Sống chill với căn hộ cao cấp “tuyệt đối điện ảnh” tại K-Park Avenue -
Springville - Tâm điểm phồn vinh chờ ngày “bừng nở” tại Nhơn Trạch -
Hiệu ứng “Sensory Design” đánh thức trải nghiệm đa giác quan bên trong căn hộ Elysian -
Thị trường chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt, dự án sở hữu vùng giá hợp lý được nhà đầu tư săn lùng -
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045