
-
Bất động sản và cuộc chơi mới mang tên “bãi giữ xe định danh”
-
Phát Đạt đẩy mạnh đà phục hồi trên “sân nhà” TP.HCM
-
Nhà ở xã hội: Chủ đầu tư rao 16,3 triệu đồng/m2, chủ nhà "hét" giá gấp 3,7 lần
-
Khánh Hòa dự kiến vượt chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội Thủ tướng giao -
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Hạ tầng hiện đại - Lực đẩy cho khát vọng hóa rồng của Việt Nam -
Thuận tiện trong cấp sổ đỏ lần đầu -
Tâm huyết kiến tạo biểu tượng sống đẳng cấp tại khu Nam Sài Gòn
![]() |
Các nhà thầu và doanh nghiệp địa ốc rất lo lắng khi vật liệu xây dựng tăng giá phi mã Ảnh: Lê Toàn |
Nhà thầu than thở
Nhận được bảng báo giá của một doanh nghiệp thép tại phía Nam, ông Mai Thanh Toàn, Giám đốc Công ty Xây dựng Sông Ba thở dài, bởi giá thép liên tục tăng như vậy, doanh nghiệp ông không dám ký hợp đồng mới. Trong khi những hợp đồng đã ký trước đó thì đang rơi vào tình cảnh thua lỗ khi hợp đồng giá cũ chỉ có chưa đầy 16 triệu đồng/tấn thép, mà giờ tăng hơn 17 triệu đồng/tấn.
“Chỉ trong mấy tháng đầu năm mà giá vật liệu xây dựng tăng mạnh như vậy, không nhà thầu nào chịu nổi nếu đã ký hợp đồng từ trước. Các công ty nhỏ như chúng tôi không dám bỏ giá thầu, vì bỏ giá cao thì không trúng, còn bỏ giá thấp thì lại không có lời”, ông Toàn nói.
Giá thép dự kiến còn tăng nữa, bởi mỗi lần xăng dầu tăng, tất cả các loại vật liệu xây dựng đều tăng, mà xăng dầu thì chắc chắn còn tăng do xung đột Nga - Ukraine. Tình hình này doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra trả lương công nhân vì lỗ vốn, ông Toàn chia sẻ.
Dạo quanh các tuyến đường chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất tại TP.HCM như Lý Thường Kiệt (quận 10), Võ Văn Kiệt (quận 1, quận 5)..., tới đâu chúng tôi cũng nghe các chủ cửa hàng than thở.
“Công ty báo tăng thì chúng tôi phải báo với khách hàng để họ chủ động, việc này nằm ngoài ý muốn của chúng tôi”, ông Hoàng, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tại quận 10 phân trần. Riêng với sắt thép, đây là lần thứ ba, giá thép được điều chỉnh tăng kể từ đầu năm 2022, sau khi tăng hai lần trước đó với mức tăng từ 300.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/tấn, thì nay tăng thêm từ 250.000 - 300.000 đồng/tấn.
Theo đó, giá thép cuộn CB240 của Công ty Gang thép Thái Nguyên áp dụng từ ngày 15/2 là 17,3 triệu đồng/tấn nếu thanh toán ngay và gần 17,4 triệu đồng/tấn nếu thanh toán chậm, có bảo lãnh. Giá thép chưa gồm VAT các loại cũng tăng lên 17,3 - 17,6 triệu đồng/tấn, tùy loại và tùy thanh toán nhanh hay chậm.
Giá thép Hòa Phát loại D10 tăng lên mức 17,15 triệu đồng/tấn, loại thép cuộn D12 cũng tăng lên 16,75 triệu đồng. Các thương hiệu khác như Thép Việt Đức, Thép Vinausteel, Thép Vina Kyoei, Thép Pomina... cũng tăng giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2/2022.
“Nếu vật liệu cứ tăng liên tục như thế này thì doanh nghiệp không dám ký hợp đồng trọn gói vì không biết phải tính chi phí thế nào. Còn những hợp đồng đã ký từ năm 2021, không có lời thì cũng hy vọng không phải mang tiền nhà trả lương công nhân”, ông Toàn than thở.
Doanh nghiệp bất động sản cũng lo
Các chuyên gia dự báo giá thép sẽ còn tiếp tục tăng, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022 khi nhiều dự án bất động sản tái khởi động. Ngoài ra, năm 2022 có nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn triển khai như các tuyến cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường vành đai, sân bay quốc tế Long Thành... cũng sẽ khiến lượng tiêu thụ thép tăng mạnh.
Theo một số doanh nghiệp bất động sản, nếu giá nguyên vật liệu tăng trong khoảng thời gian ngắn và tăng nhẹ thì họ vẫn xoay xỏa được, giá thành phẩm vì thế không bị tăng. Tuy nhiên, nếu giá tăng mạnh và chưa biết điểm dừng, thì sẽ đẩy giá nhà lên mức mới, bởi nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong cấu phần chi phí xây dựng.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông cho biết, giá nguyên vật liệu tăng là một vấn đề lớn trên thị trường hiện tại. Đây là một trong 5 loại chi phí tác động đến giá của một sản phẩm bất động sản, trong đó chi phí sắt thép chiếm 15 - 20%, còn lại là chi phí đất, xây dựng, quản lý và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giá vật liệu xây dựng tăng, buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh giá bán theo hướng tăng. Điều này sẽ khiến khách hàng dè dặt khi xuống tiền.
Phân tích kỹ hơn về việc giá nhà có thể tiếp tục đà tăng, ông Ngô Quang Phúc cho biết, việc tạo ra nguồn cung hợp túi tiền người mua hiện không dễ khi các yếu tố cấu thành giá sản phẩm đều tăng trong thời gian qua.
Ví dụ, với chi phí đất, các doanh nghiệp hiện phải mua đất cao hơn ngày xưa rất nhiều. Chủ đầu tư chỉ bán nhà giá thấp hơn khi họ mua đất từ rất lâu trước đó. Muốn có nhà giá rẻ phải xây dựng được một quỹ đất giá rẻ. Hay với chi phí xây dựng, bên cạnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng, thậm chí tăng lên rất nhiều, thì các tiêu chuẩn của chung cư cũng được nâng cấp, khiến giá xây dựng bị đội lên.
“Bản chất giá xây dựng không điều chỉnh được nhiều. Cùng lắm phải cơ cấu diện tích nhỏ lại để giảm phần tiền này”, ông Phúc nói và cho biết, nếu doanh nghiệp nỗ lực kiểm soát các chi phí quản lý có thể giúp chủ đầu tư chủ động phần nào, nhưng không giúp cải thiện nhiều tới giá thành.
Lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc khác cũng chia sẻ, dịch bệnh kéo dài làm thị trường bất động sản trầm lắng, giao dịch giảm nhiều nên khó tăng giá bất động sản. Đã thế, khi giá vật liệu tăng mạnh, những nhà thầu đã ký hợp đồng với chủ đầu tư trước đó sẽ tìm cách kéo dài tiến độ thi công để nghe ngóng thị trường, đồng thời chờ giá xuống để đỡ lỗ, khiến dự án bị chậm tiến độ, dẫn đến chủ đầu tư bị khách hàng phạt vì chậm giao nhà.
“Giá vật liệu xây dựng tăng, về nguyên tắc thì chủ đầu tư phải tăng giá bán nhà. Song hiện nay thị trường trầm lắng, lượng khách hàng ít nên chủ đầu tư buộc lòng phải cắt giảm lợi nhuận để giữ giá bán và kéo khách hàng. Điều này khiến các chủ đầu tư rơi vào cảnh làm cũng chết mà không làm cũng chết”, vị này nói.
-
Áp dụng quy định mới, Đà Nẵng thông báo miễn giấy phép xây dựng cho loạt dự án -
Hành trình “chấp bút” xây dựng Đề án Trung tâm giao dịch bất động sản do Nhà nước quản lý -
Bất động sản Hải Phòng có xu hướng đi lên trong nửa đầu năm 2025 -
Điều gì đang biến Tây Hồ Tây thành điểm đến mới cho bán lẻ quốc tế -
Tâm lý phòng thủ vẫn chi phối thị trường bất động sản -
Bất động sản Phú Thọ sau sáp nhập: Palm Manor tiếp tục dẫn sóng thị trường -
Tái khởi động dự án Golden Wind Resort & Hotel: Bệ phóng cho đô thị biển Cửa Lò vươn tầm
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
5 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
SIAL Thâm Quyến 2025: Sự kiện kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm & đồ uống
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
LEPAS định nghĩa lại lĩnh vực di chuyển cao cấp tại Triển lãm ô tô Indonesia