-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
VSIP Bắc Ninh. |
Tăng vốn sau chuyển nhượng một phần dự án
Việc chủ đầu tư Singapore điều chỉnh tăng vốn thêm gần 941 triệu USD cho Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (VSIP Bắc Ninh) đã giúp tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong 2 tháng đầu năm có bước nhảy vọt.
Với việc điều chỉnh tăng vốn tại VSIP Bắc Ninh, Singapore tiếp tục giữ vững ngôi vị dẫn đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 2 tháng qua, với tổng vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 59,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Pha tăng vốn này cho thấy bước mở rộng mạnh mẽ của chủ đầu tư khu công nghiệp đô thị kiểu mẫu này sau hơn 25 năm có mặt tại thị trường Việt Nam.
Trước khi có động thái tăng vốn, Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã được UBND tỉnh Bắc Ninh chấp thuận chuyển nhượng một phần dự án tại Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh cho Công ty TNHH một thành viên Bất động sản Hoa Đất vào tháng 1/2021. Theo đó, tổng diện tích đất chuyển nhượng là 84.988 m2. Tổng mức đầu tư của dự án sau khi chuyển nhượng là 1.149 tỷ đồng. Tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định thu hồi và giao diện tích đất nói trên cho Công ty TNHH một thành viên Bất động sản Hoa Đất để thực hiện một phần dự án.
Trước đó, cuối tháng 10/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã ban hành quyết định thu hồi và giao 33.220 m2 đất cho Công ty cổ phần Bất động sản Singland để thực hiện một phần dự án VSIP Bắc Ninh.
Bất động sản công nghiệp tiếp tục là lực hấp dẫn
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3, với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm 8,3%). So với năm 2020, dòng vốn đổ vào bất động sản giảm 1,6 tỷ USD, với nguyên nhân là tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với tiềm năng và môi trường đầu tư được cải thiện thuận lợi hơn, dòng vốn này sẽ được khơi thông, phát triển khi dịch bệnh được khống chế.
Trong số các phân khúc hấp dẫn vốn ngoại, các chuyên gia đều cho rằng, bất động sản công nghiệp sẽ giữ vị thế tiên phong. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi dòng chảy FDI vào Việt Nam vẫn khá ổn định trong hơn 2 năm qua, dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Đã liên tiếp có những tín hiệu tích cực cho bất động sản công nghiệp, như việc Framas - tập đoàn sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức - ký hợp đồng thuê nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000 m2 để mở rộng sản xuất tại Đồng Nai, hay VSIP Bắc Ninh tăng vốn gần 1 USD và gần đây nhất là Dự án Khu công nghiệp VSIP 3 tại Bình Dương đã khởi công xây dựng vào tuần trước.
Đáng chú ý, nhiều nhà đầu tư đã được trao giấy chứng nhận đầu tư ngay tại lễ khởi công VSIP 3. Đơn cử, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đăng ký đầu tư dự án quy mô tới 1 tỷ USD trên diện tích 44 ha. Ngoài ra, hơn 30 tập đoàn, công ty khác đang quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư sản xuất tại VSIP 3 với tổng diện tích dự kiến khoảng 176 ha.
Theo đánh giá của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, việc các doanh nghiệp danh tiếng lựa Việt Nam là điểm đến chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời, làm tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Đất công nghiệp ở Việt Nam có mức giá tương đối hợp lý, có nhiều nhà phát triển bất động sản uy tín cùng với chính sách pháp lý phù hợp. Đây là những yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam”, ông Matthew Powell nhận xét.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các yếu tố khác như chính trị ổn định, chi phí nhân công rẻ, mạng lưới giao thông thuận tiện...
Đại diện Savills đánh giá, nhìn chung, có rất nhiều nhân tố “kéo” nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam, thay vì những điểm đến khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
-
FDI đổ vào bất động sản: Cần nhìn vào chất hơn lượng -
Hà Nội triển khai cấp sổ đỏ qua mạng Internet -
Tư duy chủ đầu tư bất động sản đã "chạy" theo các chính sách mới -
Bất động sản Hà Nội: 22.000 căn hộ sắp gia nhập thị trường -
Xung lực chính sách mới cho thị trường bất động sản -
Hà Nội sắp có thêm 1.200 căn biệt thự mới -
Nên dồn vốn cho phân khúc vay mua nhà để ở
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao