-
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội
Chính quyền xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cắm biển thông báo dự án “ma” để người mua cảnh giác. Ảnh: T.Tín |
Bùng phát như “dịch bệnh”
Mới đây, UBND phường Tân Thới Nhất (quận 12, TP.HCM) phát đi thông báo, cảnh báo dấu hiệu lừa đảo tại Dự án “Căn hộ nhà ở xã hội Lê Minh - Bộ Công an” và khẳng định, trên địa bàn phường Tân Thới Nhất không có dự án nhà ở xã hội nào của Công ty Lê Minh được triển khai.
Trước đó, trên các trang mạng xuất hiện nhiều thông tin rao bán căn hộ nhà ở xã hội Lê Minh - Bộ Công an với các nội dung như: dự án tọa lạc tại khu tái định cư 38 ha ở phường Tân Thới Nhất; là khu nhà ở hiện đại dành cho người có thu nhập thấp với hệ thống hạ tầng đồng bộ, nằm trong khu quy hoạch mới hạ tầng đã hoàn thiện…
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Hữu Huynh, Giám đốc Công ty TNHH Lê Minh (quận Tân Phú, TP.HCM) có đơn gửi các cơ quan chức năng tố cáo một số sàn môi giới mạo danh Công ty Lê Minh để rao bán dự án trên.
Ông Huynh cho biết, Công ty Lê Minh đang triển khai thủ tục pháp lý dự án thành phần xây dựng chung cư tại khu tái định cư 38 ha ở phường Tân Thới Nhất, quy mô 4 block với 1.500 căn. Vừa qua, Công ty phát hiện một số trang web đã quảng cáo dự án căn hộ với tên gọi “Dự án căn hộ Lê Minh - Bộ Công an”, kêu gọi khách hàng đặt chỗ. Qua tìm hiểu, Công ty Lê Minh phát hiện Công ty TNHH Bất động sản TpGroup (quận Gò Vấp, TP.HCM) đang thực hiện giới thiệu dự án của mình cho khách hàng và nhận tiền đăng ký đặt chỗ dự án.
Không giả danh chủ đầu tư như trường hợp trên, Công ty Phát An Gia dùng chiêu “vẽ” ra 5 dự án với gần 200 đất nền để lừa đảo khách hàng. Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Hoàng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ông Phạm Đăng Khoa đã bỏ ra 2,9 tỷ đồng để mua nền đất tại Dự án Central House của Phát An Gia, nhưng không được chủ đầu tư giao nền, giao sổ hồng như cam kết. Yêu cầu Phát An Gia thanh lý hợp đồng, trả lại tiền nhưng công ty này không thực hiện, biết mình bị lừa, ông Khoa đã tố cáo Hoàng Mạnh Cường về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Không riêng ông Khoa, có khoảng 80 người cũng bị lừa mua nền đất tại dự án trên, tổng số tiền khoảng 100 tỷ đồng.
Ngoài TP.HCM, các tỉnh vùng ven cũng đang là điểm nóng về tình trạng lừa đảo bằng chiêu thức bán dự án “ma”. Thông tin từ Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này đang xác minh hàng loạt đơn thư tố giác tội phạm của người dân liên quan các dự án “ma”, lừa khách hàng mua đất nền giá rẻ khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý.
Điển hình là Dự án Thành Phát City 1 của Công ty Địa ốc Ba Thành Phát tại xã Lai Hưng (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương). Dự án này đã bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương trả hồ sơ do không đủ điều kiện, thủ tục pháp lý để phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, nhưng Công ty Địa ốc Ba Thành Phát vẫn rao bán với giá từ 300 triệu đồng/nền đất 100 m2.
Tương tự, Công ty Bình Dương City Land nhiều năm nay đã “vẽ” ra hàng loạt dự án “ma” để lừa đảo như: Phúc Long City, Happy Home tại huyện Phú Giáo; dự án khu nhà ở Phúc Long 1, Phúc Long 2, Green City tại huyện Bàu Bàng… Hàng trăm khách hàng đã bị lừa mua đất nền của công ty này cũng với giá trên 300 triệu đồng/nền 100 m2.
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Vẽ ra các dự án “ma”, bán dự án khi chưa đủ thủ tục pháp lý là những chiêu không mới, nhưng vẫn được các công ty lừa đảo áp dụng. Các cá nhân, đơn vị môi giới thường đưa ra thông tin về các dự án có vị trí tốt, giá hời, “đánh” vào sự nhẹ dạ và thiếu hiểu biết các quy định về đất đai của khách hàng. Có một điểm chung là các công ty lừa đảo này ngày càng liều lĩnh, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Sau khi hành vi lừa đảo bị phát hiện, bị chính quyền “điểm huyệt”, bị phạt, thậm chí khởi tố…, chủ đầu tư các dự án ma “bỏ của chạy lấy người”, còn khách hàng thì chịu thiệt hại, nhiều người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, trắng tay.
Trường hợp Công ty Phát An Gia, khi bị bắt, tất cả khu đất mà ông Hoàng Mạnh Cường “vẽ” dự án đã được sang tên cho cá nhân khác đứng tên, nghĩa là, đã có sự chuẩn bị trước để tẩu tán tài sản.
Dùng thủ đoạn tinh vi hơn là trường hợp Công ty Hoàng Kim Land. Mới đây, Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vẽ hàng loạt dự án “ma” ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu để lừa hàng trăm người. Tuy nhiên, người chủ thật sự của công ty này là bà Trần Thị Mỹ Hiền thì không bị bắt, bởi có giấy chứng nhận mắc bệnh tâm thần.
Nhiều nạn nhân của Hoàng Kim Land “sốc” với thông tin này, bởi trong những lần tiếp xúc, bà Hiền hoàn toàn tỉnh táo, tự nhận mình là chủ của Hoàng Kim Land, đại diện Công ty làm việc với khách hàng, cam kết giao nền đất, đền bù nếu dự án không thực hiện được...
Bức xúc trước tình trạng dự án “ma” ngày càng bùng phát, tăng cả về số lượng lẫn mức độ công khai, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc lớn ở TP.HCM cho rằng, để xảy ra tình trạng này một phần do khâu quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, một phần do thị trường địa ốc rơi vào trạng thái ảm đạm, nguy cơ đóng băng… nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó khăn, thủ tục cấp phép dự án bị siết chặt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
“Để trụ lại, nhiều doanh nghiệp tìm đủ mọi cách, từ huy động vốn khắp nơi đến tăng cổ phiếu mua bán, phát hành trái phiếu, thậm chí vượt rào “bán lúa non” khi dự án chưa đầy đủ pháp lý…”, vị này nói.
-
Không có “Dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl” như quảng cáo -
Khu căn hộ hàng hiệu Marriott sắp bàn giao đánh thức đất vàng trung tâm TP.HCM -
Bất động sản giá trị thực lên ngôi -
Đồng Nai cho phép chuyển nhượng 2.305 thửa đất tại dự án Gem Sky World -
Nhà thầu, đối tác uy tín góp phần tạo nên thương hiệu MoonBay Residence -
Bình Định phê duyệt 2 dự án du lịch có vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng -
Vinhomes - Một thập kỷ không ngừng "xô đổ" kỷ lục tiền nhiệm
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
-
Quảng Nam: Dự án làm 8 năm không xong do lỗi của các cơ quan nhà nước -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024