-
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội
Nhà đầu tư xem đất tại Hòa Lạc. Ảnh: Thành Nguyễn |
Từ “đồng gần”
“Tháng 2 năm nay, thị trường rất tốt”. Ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc BHS Group hồ hởi bắt đầu câu chuyện với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán. Ông cho biết, khác với sự ảm đạm của cùng kỳ năm trước, số lượng giao dịch do BHS Group thực hiện trong tháng 2/2021 tăng vọt.
Lý giải rõ hơn, ông Nga cho hay, năm nay, do dịch Covid-19 bùng phát trở lại ngay từ đầu năm nên việc du xuân bị hạn chế. Không được đi lại nhiều, lại “bí” kênh đầu tư hiệu quả trong suốt năm qua, nên giới đầu tư trở lại sớm với công việc và kênh bất động sản nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là phân khúc đất nền.
“Hạ Long, Uông Bí (Quảng Ninh), Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc… là các thị trường đang được nhà đầu tư săn đón, trong đó sản phẩm đất nền có sở hữu lâu dài rất được ưa chuộng”, ông Nga nói và chia sẻ thêm, về thị trường đất nền tại Hòa Lạc, trước kỳ vọng về một thành phố vệ tinh của Hà Nội, nhiều khu đất nơi đây được giao dịch mạnh, giá tăng gấp đôi, gấp ba so với trước.
Trao đổi với phóng viên, nhà đầu tư Nguyễn Hùng Cường (Hà Nội) cho biết, giá đất nền tại Đông Anh cũng đang tăng nhanh, mức độ tăng phân hóa rõ nét theo khu vực. Cụ thể, khu vực phía Tây với các xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Xuân Canh, Vân Trì, Nguyên Khê…, giá đất tăng mạnh, một số nơi như thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (gần tổ hợp vui chơi giải trí của Sun Group, sân Golf Vân Trì, cách thị trấn Đông Anh chưa đầy 2km) có những nền được rao bán từ 80-100 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm. Mức giá cao nhất được ghi nhận đến nay là khu Vườn Đào (xã Uy Nỗ, sau lưng UBND huyện - được coi là khu đất “vip” nhất Đông Anh hiện tại) ở mức từ 110-120 triệu đồng/m2). Phía Đông với các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Vân Hà… giá có tăng, nhưng không quá lớn.
Ngoài ra, giá đất tại các thôn gần cầu Nhật Tân cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, tại trục đường chính thôn Hải Bối, mỗi nền đất đã tăng 4-5 triệu đồng/m2 so với trước Tết, vậy mà hỏi mua chủ đất cũng không bán. Nhấn mạnh đến yếu tố vị trí và hạ tầng, nhà đầu tư này cho biết thêm, nhiều khả năng giá đất tại 2 xã Cổ Loa và Đông Hội sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ hiệu ứng từ đại dự án Vinhomes Cổ Loa, quy mô 385 ha của chủ đầu tư Vingroup), hay từ việc thông xe cao tốc 5B Hà Nội - Hải Phòng với đường Cổ Linh.
“Đường Cổ Linh thuộc quận Long Biên, nhưng kết nối với cầu Đông Trù sang Đông Anh. Việc mở thông sẽ làm thay đổi tư duy đi lại của người dân khu vực Bắc sông Hồng và tác động mạnh đến thị trường bất động sản nơi đây, đặc biệt là phân khúc đất nền”, anh Cường nhấn mạnh.
Đến “đồng xa”
Thời gian gần đây, “lời đồn” về việc Thanh Hóa sẽ sớm trở thành địa bàn đầu tư trọng điểm, cùng với sự góp mặt của ngày càng nhiều “ông lớn” bất động sản đến làm dự án, khiến đất nền nơi đây trở thành thỏi nam châm thu hút giới đầu tư.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ngọc, Tổng giám đốc RB Land cho biết, thị trường đất nền tại Thanh Hóa có diễn biến hết sức sôi động, tập trung tại các dự án đất đấu giá ở cả thành phố lẫn trung tâm các huyện, xã, đẩy giá loại hình đất này tăng cao. Đơn cử, tại một số khu đất ở Nga Sơn hay Hoằng Hóa, mức giá đấu (giá khởi điểm) đã tăng từ 4-7 triệu đồng/m2, lên 8-15 triệu/m2.
“Lý do khiến đất đấu giá thu hút giới đầu tư bởi pháp lý rõ ràng, sau khi nộp tiền khoảng 30-45 ngày, người mua sẽ được nhận sổ đỏ”, ông Ngọc lý giải và chia sẻ thêm, tại khu vực xung quanh các dự án của Vingroup, Sun Group, FLC Group…, giá đất còn tăng mạnh hơn, từ vài triệu đồng/m2 trước đây lên tới 16-17 triệu đồng/m2 hiện tại.
Đánh giá xu hướng đầu tư vào đất nền trong thời gian tới, ông Lê Xuân Nga nêu quan điểm, ngoài hiệu ứng quy hoạch thì còn phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất tiền gửi tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện nay thì dòng tiền còn chảy vào phân khúc này, kể cả đất ở vùng sâu, vùng xa.
“Chẳng hạn, Mộc Châu (Sơn La) là điểm du lịch yêu thích, với cảnh đẹp, khí hậu trong lành, nhưng cơ sở lưu trú hầu như chỉ có homestay. Do cơ sở lưu trú cho khách du lịch nơi đây chưa đa dạng nên nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm những sản phẩm mới đáp ứng điều này. Bản thân BHS Group cũng đang tìm kiếm những khu đất thích hợp để làm dự án, hoặc tư vấn cho các chủ đầu tư lớn phát triển các dự án về khách sạn, nghỉ dưỡng tại thị trường tiềm năng này”, ông Nga thông tin.
Đưa ra dự báo về giá, ông Nga cho rằng, giá đất nền sẽ còn tăng trong ít nhất 1-2 năm tới. Lý do bởi lãi suất tiết kiệm hiện ở mức thấp, còn nguồn cung thì hạn chế, điều này mang đến tâm lý hồ hởi khi đi mua bất động sản của người dân bởi cảm giác an toàn mà đất đai mang lại.
“Thời gian qua, các kênh đầu tư như chứng khoán, tiền ảo… đều tăng, nhưng đều là kênh có rủi ro cao, nên không ít nhà đầu tư đã chốt lãi từ các kênh này để chuyển sang bất động sản, trong đó có phân khúc đất nền”, ông Nga phân tích.
Cũng đưa ra nhận định lạc quan, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản nói chung, phân khúc đất nền nói riêng, sẽ không chứng kiến một sự suy sụp và giảm giá đáng kể như giai đoạn 2010-2011. Bởi thời điểm đó, giá bất động sản đã tăng quá mạnh, cộng thêm tín dụng tăng trưởng quá nóng từ 30-45%, lãi suất qua đêm khi đó tăng từ 10-12%/năm lên tới hơn 20%/năm, cho nên có sự điều chỉnh mạnh về là điều được dự đoán trước.
Còn hiện tại, dù còn nhiều khó khăn, nhưng bối cảnh thị trường đã khác trước nhiều. Với giả định rằng, trong năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tối thiểu như năm 2020, lãi suất tiền gửi và lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp, biên độ tăng trưởng tín dụng sấp xỉ 30%, tỷ giá hối đoái và tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát tốt..., thì mặt bằng giá bất động sản nói chung tối thiểu ở mức tương đương năm 2020, thậm chí có thể tăng nếu không xảy ra những biến cố lớn.
“Đối với các nhà đầu tư cá nhân, xu hướng đầu tư khả năng sẽ có sự dịch chuyển nhất định, nhưng chứng khoán và bất động sản vẫn là lựa chọn hàng đầu”, ông Khương nêu quan điểm.
-
Diện mạo đầy sức sống của đại đô thị Aqua City sau hơn 2 năm ra mắt -
Căn hộ hàng hiệu Ritz-Carlton phiên bản giới hạn -
Sở hữu biệt thự đảo hồ Cullinan Hòa Bình Resort: Gần ngay bên ta, trọn vẹn tất cả -
DOJI LAND ra mắt 47 siêu dinh thự mặt biển The Sapphire Mansions -
Thanh Hóa kêu gọi đầu tư dự án nghỉ dưỡng khoáng nóng 6.161 tỷ đồng -
Biệt thự song lập Horizon Bay - cuộc đua mới của giới thượng lưu -
Tiềm năng tăng giá của bất động sản trung tâm
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu