
-
Quá tải hồ sơ tại Văn phòng đất đai Long Biên vì dự án nhà ở xã hội hút khách
-
Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nhu cầu cao, quy định chặt chẽ, cần hiểu đúng để được hưởng chính sách
-
4 tháng đầu năm 2025, TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản
-
Bình Định quy định điều kiện để người ngoại tỉnh được mua, thuê nhà ở xã hội -
Phân khúc nhà liền kề Hà Nội bứt tốc -
Khai thác nguồn lực đất đai từ các trụ sở cơ quan không sử dụng -
Bộ Tài chính nghiên cứu tính thuế chuyển nhượng bất động sản; Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại quận Thanh Xuân
![]() |
Doanh nghiệp lớn vẫn chứng minh được khả năng bằng việc phục hồi hoạt động nhanh sau dịch bệnh. Ảnh: Lê Toàn |
Một giai đoạn “bình thường mới”
Chính phủ có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về thủ tục đầu tư dự án, giãn thuế, giãn và tái cơ cấu các khoản nợ vay. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Nghị quyết này một lần nữa đã tạo ra xung lực cho doanh nghiệp địa ốc tự tin bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Nói như ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, những khó khăn của thị trường hiện nay đều mang tính tạm thời, ngay cả việc dự án bị ách tắc thủ tục cũng mang tính tạm thời và trên thực tế, các dự án này không mang tính đại diện cho toàn thị trường.
“Chính trong sự khó khăn này, đôi khi lại hình thành nên những cơ hội mới, đó là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp có cơ hội mua lại các quỹ đất để phát triển các dự án chuyên nghiệp, thay vì trước đó quỹ đất bị đầu cơ tích trữ”, ông Phúc nói.
Theo chia sẻ của khá nhiều doanh nghiệp địa ốc, mặc dù mức độ giao dịch chưa biến chuyển mạnh, nhưng làn sóng của giới đầu tư và người có nhu cầu ở thực đang có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. Tuy vậy, cho tới nay, nhìn chung lượng giao dịch vẫn chưa ổn định do khách hàng vẫn còn tâm lý dè chừng.
Đòi hỏi của “cuộc chơi” chuyên nghiệp
Có thể thấy, thị trường bất động sản hiện nay đang có sự phân hóa mạnh khi đẳng cấp doanh nghiệp lớn vẫn được chứng minh bằng khả năng hồi phục hồi hoạt động rất nhanh sau dịch bệnh, còn lượng lớn doanh nghiệp nhỏ lẻ dường như vẫn đang “thoi thóp”. Trước nhận định trên, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Asia New Time cho rằng, hiện là cơ hội vài chục năm mới xuất hiện một lần để tiến nhanh, tiến mạnh, nhưng với nhiều người thực sự là “lực bất tòng tâm” khi đã hết lực để vực dậy.
Quả thật, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, mặc dù thị trường bất động sản được xem là mảnh đất màu mỡ trong nhiều năm, song trên thực tế, số lượng doanh nghiệp được đánh giá là có nguồn lực, sự chuyên nghiệp để trở thành những nhà phát triển bất động sản thực thụ không nhiều.
Minh chứng thực tế là, dù thị trường mới chỉ thực sự khó khăn từ đầu năm đến nay, song đã có hàng trăm doanh nghiệp bất động sản mất sức cầm cự. Tất nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp non yếu, thì cũng có những doanh nghiệp mạnh nguồn lực, lại xem thời điểm này là cơ hội.
Ông Trần Lê Thanh Hiển, Chủ tịch Danh Việt Group cho biết, trong chiến lược đầu tư, doanh nghiệp này sẽ phân ra 2 dòng sản phẩm, trong đó, từ nay đến giữa năm 2021 sẽ tập trung phát triển dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu thực; từ giữa năm 2021 trở về sau tùy tình hình sẽ có chiến lược kế tiếp.
“Đầu tháng 12 tới, Danh Việt Group sẽ công bố một dự án căn hộ có diện tích nhỏ tại Bình Dương với giá trị sản phẩm trên dưới 1 tỷ đồng/căn, dự án được chúng tôi M&A lại từ đầu năm 2020”, ông Hiển nói và tự tin, với sự chuẩn bị chu đáo, dự án này sẽ được thị trường đón nhận.
Còn với Tập đoàn Hưng Thịnh, kế hoạch từ đây đến cuối năm, tập đoàn này sẽ có khá nhiều dự án được tung ra thị trường, đồng thời tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các dự án đại đô thị chuẩn bị cho kế hoạch năm 2021. “Với Hưng Thịnh, không phải đợi đến lúc này mới khởi động dự án, mà từ đầu năm đến nay vẫn đều đặn đưa dự án ra thị trường, do các dự án của Hưng Thịnh đều đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở nên luôn đươc người mua nhà đón nhận”, ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nói.
Ngoài các doanh nghiệp kể trên, ghi nhận gần đây cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, Novaland, Thủ Đức House, LDG, Danh Khôi… cũng đang âm thầm triển khai các dự án, tìm kiếm các quỹ đất tốt để mua lại chuẩn bị cho kế hoạch phát triển sắp tới.
-
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội
-
Giải mã sức hút của Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tại thị trường phía Nam
-
HOREA: Đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất
-
Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire “phủ sóng” hình ảnh khắp TP.HCM
-
Quảng Ninh hủy bỏ quyết định cho thuê 2,4 triệu m2 đất và mặt nước tại Vân Đồn -
T&T City Millennia – Nơi hội tụ “phong thủy vượng khí” bậc nhất Long An -
Quảng Ngãi sẽ xây dựng Khu đô thị mới hơn 1.815 tỷ đồng -
Tecco Garden hiện thực hóa giấc mơ “tậu nhà to - không lo tài chính” -
Những mảnh ghép hiện đại của “thành phố mới phía Đông” Hà Nội -
Bất động sản Buôn Hồ hấp dẫn khi thị xã định hướng lên thành phố -
Hé lộ khu đô thị mở đáng sống tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/5
-
2 Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
3 Nhiều người đứng tên sổ đỏ nhưng vẫn bất chấp nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
-
4 Đề xuất duyệt Dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
5 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
Trinasolar cung cấp mô-đun cho dự án năng lượng mặt trời tại Australia
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Liberty Energy Solutions mua lại và tư nhân hóa PEC với giá 160 triệu USD
-
Huawei Digital Power thúc đẩy chuyển đổi năng lượng toàn cầu và xây dựng hệ thống điện mới
-
Aeson Power giới thiệu công nghệ pin natri đột phá tại EES Europe 2025