
-
Sở hữu căn hộ cao cấp chỉ từ 500 triệu đồng: “Giấc mơ có thực” tại The Beverly
-
Bình Định: Tập đoàn FLC sẽ nghiên cứu, lập quy hoạch khu đô thị sân bay
-
Loạt dự án của Novaland tại TP.HCM đang được gỡ vướng pháp lý
-
KITA Group với giá trị cốt lõi “3M”: Nền tảng cho chiến lược bền vững -
Đầu tư dự án nhà ở xã hội 578 tỷ đồng tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô -
Tầm nhìn đắt giá - vị thế biểu tượng của Marina Central Tower -
Từ ngôi nhà mơ ước đến hệ sinh thái toàn diện
![]() |
Theo Bộ Xây dựng, phương án đề xuất của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) với 3 cơ sở nhà đất đang trong quá trình xem xét của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa được phê duyệt. |
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, trong đó có nội dung về việc sắp xếp, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa của Vicem.
Vicem là Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, là doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 theo quyết định của Chính phủ, Vicem phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước mà doanh nghiệp này đang quản lý, sử dụng.
Báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng cho biết, Vicem đề xuất thay đổi sắp xếp lại, xử lý đối với 3 dự án nhà đất tại lô 10E6 Phạm Hùng thuộc Dự án trung tâm điều hành và giao dịch Vicem; 2 là dự án khu tổng hợp Vĩnh Tuy tại ngõ 122 Vĩnh Tuy; 3 là dự án nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi thuộc khu công nghiệp Đông Hồi.
Trong đó, các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất do Vicem đề xuất. Cụ thể, đối với lô đất 10E6 Phạm Hùng: Tháng 11/2019, Vicem trình Bộ Xây dựng đề nghị được điều chỉnh lại phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất này từ hình thức "Giữ lại tiếp tục quản lý, sử dụng để thực hiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem" sang hình thức "Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
Lý do phải chuyển nhượng hai lô đất này, đối với lô đất ở Phạm Hùng, Vicem nhận thấy nếu tiếp tục dự án sẽ không hiệu quả. Đồng thời theo đề án tái cơ cấu Vicem, doanh nghiệp này cần phải tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh xi măng. Lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh doanh bất động sản không thuộc về thế mạnh, ngành nghề của Tổng công ty.
Tại Dự án khu tổng hợp Vĩnh Tuy tại ngõ 122 Vĩnh Tuy, Vicem đã trình Bộ Xây dựng đề nghị được điều chỉnh lại phương án sắp xếp, xử lý cơ sở này từ hình thức “Tiếp tục quản lý sử dụng để triển khai dự án khu tổng hợp Vĩnh Tuy sang hình thức cho phép Vicem được tiếp tục quản lý, sử dụng khu đất để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem như hiện trạng.
Theo đó, Bộ Xây dựng cơ bản thống nhất với đề xuất của Vicem và đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến đối với phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất tại khu đất này. Vicem hiện đang phối hợp với các bộ ngành và UBND TP Hà Nội để rà soát hồ sơ pháp lý đất đai, thực hiện sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất này theo quy định.
Đối với Dự án nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi thuộc khu công nghiệp Đông Hồi, tháng 5/2020, Vicem đã trình Bộ Xây dựng đề nghị được điều chỉnh lại phương án sắp xếp, xử lý từ hình thức "giữ lại tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy hoạch để thực hiện dự án nhà máy kết cấu bê tông - vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi" sang hình thức "chuyển nhượng dự án cho Vicem Hoàng Mai" để đảm bảo Vicem Hoàng Mai có địa điểm xây dựng trạm nghiền xi măng.
Bộ Xây dựng khẳng định việc sắp xếp lại xử lý nhà đất, đối với 3 cơ sở nhà đất nêu trên mà Vicem đang quản lý, sử dụng để trình các cơ quan chức năng phê duyệt theo thẩm quyền trước khi lập phương án cổ phần hoá là thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định. Phương án đề xuất hiện cũng đang trong quá trình xem xét của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, chưa được phê duyệt.
Trường hợp phương án sắp xếp điều chỉnh đối với 2 cơ sở nhà đất ở Phạm Hùng và Đông Hồi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với hình thức bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án như đề xuất, Vicem phải có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng phương án được duyệt, tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Trước đó, phát biểu tại nhiều cuộc họp, Chủ tịch HĐTV Vicem, ông Bùi Hồng Minh đều thừa nhận, Vicem chỉ nên làm xi măng, tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi thôi, cứ chuyển sang đầu tư ngoài ngành, như bất động sản là không thành. Do đó, với những dự án trên, nếu không hiệu quả thì cần chuyển hướng và dù là giải pháp nào thì mục tiêu là cố gắng bảo toàn vốn, thu hồi tài sản nhà nước.
-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029
-
Thái Bình: Đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
-
Sau khi thành lập, quận Gia Lâm (Hà Nội) sẽ có 16 phường, quy mô hơn 300.000 người
-
Cầu Xóm Bóng bắc qua sông Cái, Nha Trang sẽ đi vào khai thác từ ngày 20/9
-
Thừa Thiên Huế xây dựng khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư -
Kon Tum nói gì về tình trạng ngập nước ở đô thị “phố núi”? -
Số ít cử tri không tán thành Đề án thành lập thị trấn Cát Khánh vì lo thuế phí tăng -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Đà Nẵng tiếp tục bố trí vốn mở rộng tuyến đường nội thị nhỏ -
Hà Nội sẽ lấy ý kiến về diện tích thuê nhà để được đăng ký thường trú -
Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định tất cả chung cư cũ trước quý IV-2023
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore