-
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư
Bành trướng quỹ đất để tăng thị phần
Những tháng đầu năm 2021, hầu hết doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP.HCM đã khởi động bằng những đại dự án ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu... khiến sức nóng cạnh tranh ở các đô thị vệ tinh ngày một lớn.
Tập đoàn Hưng Thịnh được biết đến là một trong những đơn vị đầu tiên bắt mạch đầu tư ở các khu vực ngoài TP.HCM. Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho biết, từ cuối năm 2019 đến nay, Hưng Thịnh Land đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A) các dự án lớn. Đến thời điểm này, Hưng Thịnh đã nắm trong tay gần 5.000 ha đất, sẵn sàng phát triển dự án.
Trong quý đầu năm, Hưng Thịnh tiếp tục ghi dấu trên thị trường Bình Dương bằng việc khởi động lại Dự án Lavita Thuận An (tên cũ là Anderson Park). Dự án sẽ cung cấp cho thị trường gần 2.500 căn hộ, với mức giá chào bán từ 32 triệu đồng/m2.
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, ngoại trừ Khang Điền có 100% quỹ đất tại thành phố lớn, Vinhomes duy trì chiến lược đô thị cao cấp nên vẫn sở hữu 51% quỹ đất tại TP.HCM và Hà Nội, còn lại những chủ đầu tư khác đều có tỷ lệ quỹ đất ở các đô thị vệ tinh trên 80%. Điều này thể hiện định hướng chiến lược phát triển dự án ra vùng ven của các doanh nghiệp bất động sản.
Xu hướng tìm kiếm quỹ đất ngoài TP.HCM được dự báo sẽ tiếp diễn trong nhiều năm tới, trong bối cảnh giá đất ở những vùng này vẫn còn rẻ, đồng thời được hưởng lợi từ chính sách giãn dân.
Novaland là một trong những doanh nghiệp có hoạt động M&A tích cực nhất trong năm 2020, khi tổng giá trị giao dịch là gần 1 tỷ USD. Bước sang năm 2021, doanh nghiệp này đã triển khai rầm rộ một loạt dự án tại vùng ven TP.HCM. Cũng trong xu thế đó, quỹ đất của Nam Long hầu hết nằm ở ngoài ranh giới TP.HCM, chiếm gần 91% tổng quỹ đất của doanh nghiệp này. Đây là doanh nghiệp rất chịu khó tích lũy quỹ đất, mỗi năm đều đặn dành 2.000 tỷ đồng để mua thêm đất.
Cuộc đua tăng cung
Thâu tóm các dự án bất động sản “đóng băng”, sau đó đổ tiền vào hồi sinh để nhanh chóng đưa sản phẩm vào thị trường là chiến lược từng giúp nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá. Hiện nay, hàng loạt dự án lớn đang có kế hoạch mở bán tại các tỉnh vùng ven TP.HCM, trong đó Bình Dương, Long An và Đồng Nai là những địa phương có dấu hiệu sôi động về nguồn cung lẫn giao dịch trong quý đầu năm.
Tại Long An, ngoài những dự án chung cư quy mô vài trăm căn hộ, thì một số doanh nghiệp cũng đưa ra thị trường những đại dự án có quy mô lên đến hàng trăm hec-ta để đón dòng vốn đầu tư sau Covid-19. Cụ thể, Nam Long đã nhanh chóng mở bán giai đoạn II đại đô thị Water Point, có quy mô 335 ha. Cách đó không xa, Dự án Sol City 103 ha của Thắng Lợi Group cũng đang chào thị trường các sản phẩm đất nền, shophouse, nhà phố, biệt thự.
Tại Bình Dương, thời điểm này cũng rục rịch nguồn cung mới từ các dự án nhà phố, căn hộ. Ở phân khúc nhà phố hiện có gần 400 căn thương mại, nhà phố liền kề The Standard của An Gia (tại Tân Uyên) đang được chào bán với giá trên 5 tỷ đồng/căn; hay nhà phố Cité D’amour Dĩ An, Dự án Ecolakes Mỹ Phước cũng đang rục rịch mở bán.
Bên cạnh một số doanh nghiệp sau khi M&A quỹ đất sẽ đi theo hướng phát triển các dự án nhà ở đô thị, thì xu hướng hiện nay của các dự án được phát triển tại tỉnh lẻ có thể được chia thành 2 mô hình chính:
Một là, mô hình township (thành phố thu nhỏ), bao gồm nhà ở và hệ sinh thái đi kèm như trường học, bệnh viện, khu thương mại.
Hai là, đại đô thị dự án du lịch nghỉ dưỡng với nhiều khu chức năng vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe...
Các chuyên gia cho rằng, khi triển khai chiến lược đầu tư này, các doanh nghiệp đối diện thách thức là phải đảm bảo cam kết, tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông. Ngoài ra, phải phát triển các sản phẩm mang tính khác biệt của dự án để thu hút nhà đầu tư, thu hút người dân, khách du lịch đến tạo sức sống cho đô thị.
Do đó, làm thế nào khuyến khích người dân về sinh sống, tạo sức sống cho đô thị là bài toán lớn mà các doanh nghiệp địa ốc cần phải tính toán một cách cẩn trọng, tránh tình trạng lượng người mua ở các dự án lân cận những đô thị lớn đa số là người đầu cơ.
-
Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tung ưu đãi “khủng” tri ân khách hàng -
Quảng Trị huỷ thông báo mời quan tâm 3 dự án bất động sản -
Trải nghiệm phong cách - Kiến tạo cộng đồng cùng bộ sưu tập Masteri -
Cư dân The Beverly rộn ràng nhận nhà sang, sẵn sàng đón Tết lớn -
Bất động sản phía Tây Hà Nội “nổi sóng” với quỹ căn hộ cuối cùng trong đại đô thị -
Những giá trị “độc quyền” Princess’s Manor hưởng lợi từ thương hiệu Vinhomes -
Meypearl Harmony - Mảnh ghép hoàn thiện cho bức tranh bất động sản Đảo Ngọc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị