Biện pháp căn cơ cho bài toán “giải nén” đô thị
B.A - 25/05/2021 08:00
 
Thách thức là không nhỏ, song xây dựng đô thị bền vững vẫn khả thi nếu các chủ đầu tư có chiến lược tiếp cận phù hợp. Dẫn chứng nhìn từ các dự án mang tính “giải nén” gần đây.

Việt Nam là đất nước đang có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 39,3% (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019). Do đó về đường dài, vấn đề phát triển đô thị bền vững, quy hoạch đồng bộ công trình nhà ở và hạ tầng đô thị là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, trước những bất cập còn tồn đọng khá nhiều, quá trình này chắc chắn sẽ cần nhiều nỗ lực. 

Ví như, nếu khu vực trung tâm tại đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đang đối mặt với các vấn đề về giao thông ùn tắc, thoát nước kém, môi trường đô thị chưa đảm bảo… thì nhiều vùng cận (trung tâm) hoặc đô thị nhỏ lại có những vấn đề về thu hút nguồn lực để phát triển, mâu thuẫn giữa đầu tư hạ tầng và tính hiệu quả, nhiều dự án treo, khai thác kém.

Xây dựng đô thị bền vững tại Việt Nam là “miếng bánh" tiềm năng với các nhà phát triển bất động sản, tuy nhiên không dành cho toàn bộ bởi nó đòi hỏi những đơn vị vào cuộc phải có nguồn nội lực rất vững vàng. Mặt khác, xu hướng này sẽ mở ra bức tranh cạnh tranh mới lành mạnh hơn, chất lượng hơn cho bất động sản trong nước khi thu hút những chủ đầu tư lớn, tiềm lực và chuyên môn cao. 

Cải tạo môi sinh và phát triển vùng phụ cận là cách tốt nhất để “giải nén” cho đô thị

Tạo lập địa điểm mới

Thay vì tranh nhau giành giật vị thế “đất vàng”, nhiều chủ đầu tư lại đang thực hiện chiến thuật táo bạo đó là tạo lập những điểm đến mới với cở sở hạ tầng hiện đại tân tiến, từ đó thu hút người dân chuyển đến an cư. Hướng đi này xoay quanh hai yếu tố then chốt: xây dựng xanh và quy hoạch khoa học. 

Yếu tố xanh bao gồm mật độ sinh thái và việc dự án có các chứng chỉ xây dựng thân thiện với môi trường. Điển hình như dự án cải tạo vùng Yên Sở tại Hà Nội và công viên đa dạng sinh học ở phía Tây TP.HCM.

Từ một “vùng rốn nước” sình lầy quanh năm đen đặc, đất đai hoang hóa, sau khi được cải tạo, công viên Yên Sở đã trở thành công viên sinh thái lớn nhất thủ đô hiện nay, đóng vai trò hệ thống điều hòa nguồn nước chống lụt vào mùa mưa và “máy điều hòa không khí tự nhiên”, không chỉ cho dự án Gamuda City rộng 274 ha mà cả khu Nam Thủ đô khi mùa khô đến.

Còn tại phía Nam, công viên đa dạng sinh học 16 ha của khu đô thị Celadon City (Q. Tân Phú, TP.HCM) đã trở thành “lá phổi xanh” của cả phía Tây thành phố. Đây cũng là công viên đô thị có mức đa dạng sinh học cao nhất TP.HCM (nếu không tính Thảo Cẩm Viên), với trên 170 loài thực vật, và hơn 70 loài động vật đặc trưng nhiệt đới.

Ở mảng quy hoạch thông minh, sự hồi sinh của những vùng đất này là minh chứng rõ nét nhất cho khái niệm “kiến tạo đô thị”.

Từ những khu vực thưa dân, hạ tầng kém (tại thời điểm xây dựng), sau nhiều năm phát triển, từ hạ tầng cơ sở đến dự án nhà ở, chủ đầu tư đã biến hai khu vực này trở thành những đô thị đáng sống nhất hiện nay. Yếu tố thiên nhiên và môi trường sống hiện đại theo hướng đô thị bền vững đã thu hút vô số cư dân chuyển ra khỏi khu vực trung tâm để về đây an cư trong những năm gần đây.

Từ vùng đất hoang sơ “bị lãng quên”, Celadon City ngày này là một trong những khu đô thị kiểu mẫu nổi bật nhất TP.HCM

Nhà kiến tạo đô thị đúng nghĩa

Định vị là nhà kiến tạo đô thị tiên phong, Gamuda Land đã sớm xây dựng cho mình các định hướng xây dựng bền vững. Tuy nhiên, thực thi thành công dự án mang tính phức tạp với quy mô lớn kể trên lại đòi hỏi sự hậu thuẫn vững chắc cả về kinh nghiệm lẫn tài chính, điều mà không phải những công ty non trẻ có được. Đó là chưa kể xây dựng đô thị đòi hỏi năng lực quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để kiểm soát chất lượng. Gamuda Land có được lợi thế này bởi đơn vị này là nhánh phát triển bất động sản của tập đoàn phát triển hạ tầng giàu kinh nghiệm Gamuda Berhad.

Kể từ khi được thành lập vào 1976, Gamuda Berhad ngày nay đã trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật và phát triển hạ tầng không chỉ ở Malaysia mà cả trên bình diện châu Á. Phạm vi hoạt động của tập đoàn này không chỉ gói gọn trong khu vực mà đã vươn sang các vùng xa xôi hơn như Úc và Trung Đông. Đường sắt đô thị MRT Cao Hùng tại Đài Loan; dự án thủy điện 523MW Nam Theun 1 tại Lào; dự án cầu Sitra tại Bahrain; đường cao tốc Dukhan và sân bay quốc tế Doha tại Qatar… là một vài trong số nhiều công trình mang dấu ấn của “gã khổng lồ" đến từ Malaysia.

Trợ lực từ những công ty mẹ có chuyên môn và tiềm lực như Gamuda Berhad đã giúp các công ty bất động sản như Gamuda Land hiện thực hóa định hướng kiến tạo “đô thị bền vững” của mình. Nhờ đó, cũng tạo sức hút cho các dự án của nhà đầu tư nói riêng và xu thế bất động sản lành mạnh hơn cho “sức khoẻ" đô thị nói chung. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản