
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Ngành xi măng đang dư cung mỗi năm khoảng 30 triệu tấn. Ảnh: Đức Thanh |
Gương mặt mới
Ngày 22/10 tới, Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp nhà máy xi măng Đại Dương tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) sẽ được khởi công xây dựng sau một thời gian ngắn ép tiến độ giải phóng mặt bằng.
Dự án Nhà máy Xi măng Đại Dương thuộc địa bàn xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, do Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Đại Dương (Công ty Đại Dương) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng. Giai đoạn I sẽ đầu tư Nhà máy Xi măng Đại Dương số 1, vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, công suất 2,3 triệu tấn/năm.
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay, toàn bộ mặt bằng 52 ha của Dự án đã được giải phóng xong. Riêng tuyến đường vào nhà máy dài 2,4 km, hiện đã giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư 1,9 km.
“UBND tỉnh yêu cầu sớm hoàn tất thủ tục giao đất cho chủ đầu tư Dự án trước ngày 18/10. Riêng đối với đường vào nhà máy, sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ, đồng thời rà soát phương án cưỡng chế, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, mục tiêu là phải bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch”, ông Thi cho biết.
Kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 5/2019 và nhận bàn giao mặt bằng từ địa phương từ cuối năm 2019, Công ty Đại Dương đã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và chốt thời gian khởi công Dự án vào cuối năm 2020.
Ông Trần Quốc Thanh, Trưởng ban quản lý Dự án Nhà máy Xi măng Đại Dương giai đoạn I cho biết, thời gian xây dựng giai đoạn I khoảng 18 tháng.
Cần phải nói thêm, trước khi nhận chủ trương đầu tư Nhà máy xi măng Đại Dương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa từng lưỡng lự với dự án này. Một số ý kiến đã chỉ ra, bối cảnh hiện nay, công suất sản xuất xi măng của cả nước đang dư thừa so với nhu cầu nên phải cân nhắc, có thể lùi thời gian đầu tư nhà máy này sau năm 2021.
Những năm qua, Công ty Đại Dương đã đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn một số dự án lớn như: Bến cảng biển số 3, 4, 5, Nhà máy Bao bì Đại Dương, Nhà máy chế biến lâm sản Đại Dương. Riêng Nhà máy Bao bì Đại Dương đi vào hoạt động từ tháng 5/2018, đã xuất khẩu được sản phẩm đi Mỹ.
Những đại gia xi măng xứ Thanh
Cung cầu xi măng trong nước từ vài năm nay luôn trong trạng thái dư thừa, bởi năng lực sản xuất đã vượt 100 triệu tấn, trong khi thị trường nội địa mới hấp thụ được gần 70 triệu tấn. 3 năm trở lại đây, kênh xuất khẩu giải quyết đầu ra mỗi năm từ 32-34 triệu tấn sản phẩm, giúp ngành xi măng đỡ cảnh hàng tồn.
Riêng tại Thanh Hóa, sức nóng của cạnh tranh bán hàng giữa các nhà sản xuất chưa khi nào hạ nhiệt, do quy mô công suất của các nhà máy xi măng hiện có đã vượt nhiều lần nhu cầu tiêu dùng xi măng tại địa phương.
Sau Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa được ví như “siêu thủ phủ xi măng”, với những Long Sơn, Công Thanh, Nghi Sơn, Bỉm Sơn… góp hơn 20 triệu tấn xi măng vào thành tích chung của ngành công nghiệp này. Chưa kể, cuối năm nay, dây chuyền 3 thuộc Dự án xi măng Long Sơn với 2,5 triệu tấn sẽ được đưa vào vận hành và dây chuyền 4 đã có tên trong Quy hoạch xi măng cũng sớm được Công ty TNHH Long Sơn triển khai đầu tư.
Cùng với Xi măng Đại Dương, chỉ sau 2 năm nữa, tổng quy mô công suất xi măng tại Thanh Hóa sẽ tăng mạnh, tạo áp lực lớn đến tiêu thụ. Nhưng thực tế, ngay tại thời điểm này, việc bán xi măng đi đâu đã là câu hỏi thường trực của bất kỳ nhà sản xuất nào, từ “ông lớn” lâu năm với lợi thế về thương hiệu như Vicem Bỉm Sơn, đến Liên doanh xi măng Nghi Sơn (4,3 triệu tấn), rồi các doanh nghiệp tư nhân như Công Thanh (6 triệu tấn), Long Sơn (5 triệu tấn, chưa kể dây chuyền 3 sắp hoàn thành 2,5 triệu tấn).
Quy mô công suất gần 5 triệu tấn sản phẩm/năm, năm 2019, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bỉm Sơn tiêu thụ trên 4,3 triệu tấn sản phẩm và kết quả này là niềm mơ ước của không ít doanh nghiệp ngành xi măng. Nhưng, theo lãnh đạo doanh nghiệp này, do thị trường xi măng Việt Nam vẫn trong tình trạng cung vượt cao so với cầu, cạnh tranh càng khốc liệt, nên mặt bằng giá có chiều hướng đi xuống do một số hãng xi măng mới tham gia thị trường dùng chính sách giá thấp và chiết khấu giảm giá.
Không chỉ cạnh tranh giữa các nhà máy trong tỉnh, các doanh nghiệp xi măng tại đây còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất tại một số địa phương lân cận như Nghệ An, Hà Nam, Ninh Bình, với quy mô công suất hiện tại đều trên 10 triệu tấn/năm.
Theo đánh giá của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), trong năm 2020-2021, các doanh nghiệp xi măng tại Thanh Hóa sẽ rất đau đầu về tiêu thụ, khi các nhà máy mới của đối thủ cạnh tranh đi vào hoạt động. Ngoài nhà máy mới của Long Sơn 3 (2,5 triệu tấn), thì Xi măng Tân Thắng (Nghệ An) 2 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2020, khiến miếng bánh thị phần ngày càng bị thu hẹp lại.
-
"Kiến tạo phát triển thị trường song hành cùng kiểm soát rủi ro tài chính, bất động sản" -
[Live] Hội thảo "Gỡ vướng địa ốc - thúc đẩy tăng trưởng" -
Giải tỏa điểm nghẽn trên thị trường bất động sản -
Từ ngày 1/6, TP.HCM tăng mức phí, đối tượng thẩm định làm hồ sơ nhà đất -
Nhà ở xã hội: Từ chủ trương tới thực tế - Bài 2: Cần giải quyết triệt để vấn đề -
Nhà ở xã hội: Từ chủ trương tới thực tế - Bài 1: Thiếu tiền hay do cơ chế? -
Điểm tên bốn nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2023
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank