
-
Doanh nghiệp nội thất tăng tốc trong “mùa thu hoạch”
-
Vicem đặt mục tiêu doanh thu 35.000 tỷ đồng năm 2021
-
UL - giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả trong các tòa nhà
-
Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng 2021 có triển vọng tích cực -
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera: Vật liệu cho các công trình hiện đại -
Xi măng dư thừa, lại thêm lính mới
![]() |
Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa về chủ trương cải tạo nâng công suất dây chuyền 1 nhà máy Xi măng Công Thanh lên 12.500 tấn clinker/ngày, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu xem xét trình Thủ tướng Chính phủ |
Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 262/BXD-VLXD gửi Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh liên quan đến việc cải tạo nâng công suất dây chuyền 1 nhà máy Xi măng Công Thanh từ 2.500 tấn clinker/ngày lên 12.500 tấn clinker/ngày.
Cuối năm 2018, Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 856/XMCT của Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh về việc cải tạo nâng cấp dây chuyền 1 nhà máy Xi măng Công Thanh.
Bộ Xây dựng cho biết, tại Quyết định 1488/QĐ-TTG ngày 28/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 thì nhà máy Xi măng Công Thanh tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có hai dây chuyền đang sản xuất.
Trong đó, Dây chuyền 1 có công suất 0,91 triệu tấn xi măng/năm (tương ứng công suất 2.500 tấn clinker/ngày); dây chuyền 2 có công suất 3,6 triệu tấn xi măng/năm (tương ứng công suất 10.000 tấn clinker/ngày).
Theo Báo cáo số 856/XMCT ngày 7/12/2018 của Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh, việc cải tạo nâng công suất dây chuyền 1 từ 2.500 tấn clinker/ngày lên 12.500 tấn clinker/ngày, Bộ Xây dựng đề nghị Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa về chủ trương cải tạo nâng công suất dây chuyền 1 nhà máy Xi măng Công Thanh từ 2.500 tấn clinker/ngày lên 12.500 tấn clinker/ngày, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu xem xét trình Thủ tướng Chính phủ.
Được thành lập vào tháng 1/2006 tại tỉnh Thanh Hóa, Xi măng Công Thanh chính thức trở thành công ty đại chúng vào tháng 11/2009.
Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả là hơn 15.000 tỷ đồng.
Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt xa giá trị tài sản cố định là hơn 1.000 tỷ đồng.

-
Thứ tự ưu tiên khi nghiên cứu về phong thuỷ -
Triển khai thi hành Luật Kiến trúc -
Hiểu đúng về địa lý phong thủy -
7 lưu ý người mua nhà lần đầu cần biết -
Để chọn được khu đất tốt, nhà phát triển dự án bất động sản cần lưu ý gì? -
Cần luyện bao lâu để thành thầy phong thủy? -
Thiết kế kiến trúc nhà ở theo phong thủy
-
Mang mùa Xuân về với người dân xứ Quảng
-
AVG hợp tác chiến lược với Smart Media, tăng tốc phát triển truyền hình trả tiền
-
Phân bón Phú Mỹ ra mắt sản phẩm mới Đạm Phú Mỹ + KeBo
-
Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Điểm sáng cho những nhà đầu tư bất động sản
-
Vinhomes vinh danh các đại lý xuất sắc nhất năm 2020
-
Đất nền tăng giá nhờ địa điểm thuận tiện, an toàn pháp lý