
-
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào dự án nhà ở xã hội vốn hơn 2.380 tỷ đồng
-
Giới thiệu tòa S2, SkyM khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản Hạ Long
-
Springville “cháy hàng” - 97% tổng sản phẩm có chủ ngay khi vừa ra mắt
-
Vera Diamond City - Hấp lực từ siêu phẩm đất nền giới hạn tại trung tâm Móng Cái -
Từ bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ đến vùng duyên hải Việt Nam: Mô hình All-Inclusive đã thay đổi cuộc chơi -
Oriental Square by OSI - Tâm điểm thu hút khách thuê văn phòng hiện đại tại Hà Nội -
Crystal Holidays và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn ký hợp tác chiến lược về phát triển du lịch
![]() |
Không gian ngầm trước chợ Bến Thành sau khi tuyến metro số 1 hoàn thành |
Ngày 14/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM cho biết, đến năm 2019 sẽ hoàn chỉnh quy hoạch phát triển không gian ngầm thành phố, ưu tiên tập trung phát triển ở khu trung tâm (vùng lõi 930 ha) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
"Việc này giúp mở thêm không gian cho phương tiện giao thông, các loại hình dịch vụ, thương mại dưới lòng đất. Như vậy sẽ giảm áp lực kẹt xe và đáp ứng tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng như hiện nay", một lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc nói.
Trong hai khu này, đơn vị quy hoạch sẽ phân tích địa chất, thủy văn, hiện trạng xây dựng các công trình trên mặt đất và đô thị ngầm. Từ đó xác định ranh giới, chức năng sử dụng không gian để xây dựng các công trình ngầm.
Việc nghiên cứu này còn dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm đô thị, xác định các khu chức năng dưới mặt đất, vị trí và quy mô ga tàu điện ngầm, hầm đường ôtô, bãi đỗ xe...
Ngoài ra, còn có khu vực được nghiên cứu sâu, làm quy hoạch ngầm chi tiết là điểm xung quanh hệ thống nhà ga metro, dự kiến rộng 150 ha thuộc lõi của khu trung tâm thành phố.
Lòng đất TP HCM đang chằng chịt công trình
Một năm trước, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất kế hoạch xây dựng không gian ngầm toàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để báo cáo Thủ tướng. Tuy nhiên, tại hội thảo về phát triển không gian ngầm mới đây, nhiều chuyên gia băn khoăn về tính khả thi của dự án.
Việc này đặc biệt khó khăn và phức tạp nếu thực hiện ở khu trung tâm, bởi hiện trạng các công trình ngầm (điện, nước, viễn thông, thoát nước...) đang chằng chịt trong lòng đất. Trong khi dữ liệu quản lý các công trình này đang rất thiếu, chưa được quản lý tập trung.
Riêng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm cũng có nhiều đơn vị quản lý khác nhau. Sở Giao thông Vận tải quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, kể cả đường sắt đô thị và hầm đường bộ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, mạng lưới cấp nước; Sở Công thương quản lý hệ thống lưới điện; Sở Thông tin - truyền thông quản lý hệ thống cáp viễn thông...
Ông Nguyễn Văn Hiệp (nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM) dẫn chứng, trước đây thành phố đồng ý xây dựng đường hầm ngầm kết nối hai tòa nhà Vincom A và Vincom B ở đường Đồng Khởi (quận 1) nhưng sau đó không làm được bởi vướng đường ống nước ngầm.
Còn ông Hà Ngọc Trường (chuyên gia phát triển đô thị) chia sẻ, nhóm nghiên cứu của ông từng gặp rất nhiều khó khăn khi nghiên cứu "nguyên nhân hố tử thần ở TP HCM" do một khu vực có đến 15 đơn vị quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc, việc lập quy hoạch không gian ngầm đô thị là yêu cầu cấp thiết, nhằm định hướng quản lý và sử dụng đất. Sự hình thành và phát triển của hệ thống metro và hệ thống công trình ngầm đã đặt ra yêu cầu quản lý, kết nối, khai thác hiệu quả không gian ngầm rất cấp bách.
-
Springville “cháy hàng” - 97% tổng sản phẩm có chủ ngay khi vừa ra mắt -
Từ bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ đến vùng duyên hải Việt Nam: Mô hình All-Inclusive đã thay đổi cuộc chơi -
Vera Diamond City - Hấp lực từ siêu phẩm đất nền giới hạn tại trung tâm Móng Cái -
Crystal Holidays và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn ký hợp tác chiến lược về phát triển du lịch -
Oriental Square by OSI - Tâm điểm thu hút khách thuê văn phòng hiện đại tại Hà Nội -
Trăm lối sinh lời với shoptel Isla Bella tại Vinhomes Royal Island -
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045