-
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định Luật Đất đai -
Nghệ An quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất -
Đà Nẵng đón thêm 941 căn hộ cao cấp ven sông Hàn -
Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được giới đầu tư “săn lùng” -
BIDV đại hạ giá khoản nợ của chủ đầu tư dự án Kenton Node -
Vinhomes ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market -
Hà Nội áp dụng quy định mới về diện tích đất ở tối thiểu để được tách thửa
Đại biểu Trần Hồng Nguyên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu tại hội trường |
Chỉnh lý toàn diện quy định điều tiết bất động sản
Với 10 chương, 82 điều, Dự thảo trình Quốc hội thảo luận hôm qua (31/10) đã có khá nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có quy định về điều tiết thị trường bất động sản.
Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm có đến 4/5 điều về điều tiết thị trường bất động sản đều giao Chính phủ quy định chi tiết. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, như vậy là chưa bảo đảm tính minh bạch của thị trường bất động sản, chưa thể chế hoá đúng và đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Báo cáo tiếp thu, giải trình trước khi đại biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và rà soát, chỉnh lý toàn diện Mục 1, Chương IX, Dự thảo về điều tiết thị trường bất động sản, làm rõ nội hàm các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề mất cân đối của thị trường bất động sản, thể hiện vai trò của Nhà nước là phải dẫn dắt thị trường, tập trung vào các nội dung, vấn đề trọng tâm, trọng điểm huyết mạch, cốt lõi có tính nguyên tắc, quy luật của thị trường.
Theo đó, thay vì giao Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thực hiện điều tiết thị trường bất động sản, Dự thảo đã quy định rõ 7 biện pháp, trong đó có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở để thực hiện dự án bất động sản; điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm dự án bất động sản để điều chỉnh nguồn cung, cơ cấu thị trường bất động sản…
Về thẩm quyền, Dự thảo đã bổ sung quy định: “Trường hợp vượt thẩm quyền, Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách, giải pháp điều tiết thị trường bất động sản”.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo cũng đã bỏ quy định về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản, chỉ quy định “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản”.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề xuất hai phương án tại Dự thảo, trong đó có việc thanh toán mua bán, thuê nhà ở, bất động sản hình thành trong tương lai (trên giấy).
Phương án 1, quy định bên bán chỉ được thu tối đa 95% giá trị hợp đồng mua bán nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5% giá trị còn lại sẽ được thanh toán khi các giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp cho bên mua.
Phương án 2, bên bán chỉ được thu tối đa 95% giá trị hợp đồng mua bán nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5% giá trị còn lại của hợp đồng được khách hàng chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại ngân hàng để quản lý và chủ đầu tư không được dùng số tiền này. Các chi phí, lợi tức phát sinh liên quan đến khoản tiền này do chủ đầu tư và ngân hàng tự thỏa thuận.
Chủ đầu tư chỉ được sử dụng số tiền này cùng với lợi tức (nếu có) khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, thuê.
Tương tự, Dự thảo cũng để hai phương án về đặt cọc khi mua bán bất động sản trên giấy.
Một là, chủ đầu tư dự án chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo quy định.
Hai là, chủ đầu tư chỉ thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê, mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa do Chính phủ quy định, nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê.
Tiếp tục trái chiều quan điểm về đặt cọc
Phiên thảo luận cuối cùng trước khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tiếp tục ghi nhận những ý kiến khác nhau về quy định đặt cọc khi mua bán bất động sản trên giấy.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Trần Hồng Nguyên nhất trí với phương án 1, vì phương án này ít rủi ro cho người mua - đối tượng yếu thế trong giao dịch bất động sản. Lý do là, đặt cọc chỉ được thực hiện khi bất động sản đủ điều kiện kinh doanh và hai bên ký kết hợp đồng, nên sẽ hạn chế phát sinh tranh chấp.
Bà Nguyên phân tích, quy định như phương án 2 sẽ dẫn tới khoảng thời gian từ khi nhận đặt cọc tới khi thực hiện dự án rất dài, gây nhiều rủi ro cho khách hàng. Trong khi đó, thị trường bất động sản vừa qua diễn biến phức tạp, còn tình trạng chủ đầu tư dự án lợi dụng hình thức đặt cọc, hợp đồng góp vốn để huy động vốn tùy tiện. Thực tế cho thấy, nhiều dự án nhận đặt cọc sau 5 - 10 năm vẫn chưa triển khai, nên cần quy định “siết” đặt cọc dự án bất động sản hình thành trong tương lai.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phương án 1 cũng là phương án được Chính phủ và 15/40 ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội lựa chọn.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu vẫn nghiêng về phương án 2. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) lý giải, phương án này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hơn so với phương án 1, đặc biệt trong bối cảnh tình hình doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn như hiện nay.
Bà Nga phân tích, việc đầu tư dự án cần kinh phí không nhỏ, cho phép chủ đầu tư thu tiền đặt cọc sớm sẽ giúp chủ đầu tư phần nào có thêm nguồn vốn để tái đầu tư và nhất là góp phần gia tăng cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng.
“Mặc dù phương án này có thể mang lại nhiều rủi ro hơn đối với khách hàng, song điều này cần được khắc phục bằng cách thắt chặt quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt ngay từ khâu xem xét, lựa chọn nhà đầu tư ban đầu để bảo năng lực và khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư. Việc hạn chế rủi ro như phương án 1 sẽ bó hẹp cơ hội của doanh nghiệp, đồng thời dường như đi ngược với việc khuyến khích, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp phát triển”, đại biểu Nga nêu quan điểm.
Một số vị đại biểu khác cũng chọn phương án hai, song đề nghị quy định số tiền đặt cọc tối đa do Chính phủ quy định, nhưng không vượt quá 5% giá bán, cho thuê.
Về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản, Dự thảo quy định cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản; trường hợp cá nhân kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Quy định này rất bất cập, vì không có định nghĩa quy mô thế nào là lớn, thế nào là nhỏ. Hiện nay, rất nhiều người mua bán bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp. Đã kinh doanh bất động sản là phải thành lập doanh nghiệpp, hợp tác xã để tránh “núp bóng”, trốn thuế.
- Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)
Cần bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt
Dự thảo quy định Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản. Theo Luật Phòng chống tham nhũng, thì việc thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Do đó, đối với những giao dịch lớn như các giao dịch bất động sản thì Nhà nước cần thực hiện chính sách bắt buộc “thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt”. Chính vậy, đề nghị sửa lại nội dung chính sách nêu trên để bảo đảm thực hiện mục tiêu phòng chống tham nhũng của Nhà nước.
- Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
-
Trung tâm Thương mại Vincom có mặt tại Kiên Giang -
Sudico tái khởi động dự án Khách sạn Sông Đà - Hạ Long -
Flamingo Đại Lải Resort: Từ vùng đất hoang sơ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng -
N.H.O hợp tác với Ascott phát triển Citadines Central Binh Duong -
Những nội dung chính Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng về Dự án 8B Lê Trực -
2 trung tâm thương mại "mới tinh” vừa xuất hiện tại Hà Nội -
Chặng đường mới của CapitaLand
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
-
Viện Kiểm sát: Bị cáo Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ -
Bitexco đề nghị tòa không thu hồi 15.700 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan -
Công an TP.HCM cảnh báo thủ đoạn đánh bạc mới trên không gian mạng -
Loạt sai phạm về đầu tư, đất đai, xây dựng, khoáng sản xảy ra ở Phú Yên
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024