
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án Xi măng Đại Dương theo thẩm quyền |
Đầu năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo tại Văn bản số 1563/VPCP-CN ngày 26/02/2019 giao Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Đại Dương tại Khu kinh tế Nghi Sơn; nghiên cứu các kiến nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu (đá vôi, đá sét) trong quá trình lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng (vật liệu xây dựng); Văn bản số 1630/UBND-CN, ngày 12/02/2019; Văn bản số 4018/UBND-CN, ngày 05/4/2019; Văn bản số 5130/UBND-CN, ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, quy định: “Các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực chậm nhất là ngày 31/12/2018”.
Và căn cứ Khoản 2, Điều 31, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, quy định: “Dự án không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên” thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ điểm a, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, trong định hướng phát triển không gian tại đất khu phía Nam có quy hoạch để sản xuất vật liệu xây dựng.
Trên cơ sở căn cứ nêu trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét việc quyết định chủ trương đầu tư theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, dự án phải gắn với vùng nguyên liệu, lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, đáp ứng các yêu cầu về phát thải bảo vệ môi trường và phù hợp với quy hoạch tỉnh.
Về bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu, căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 (Quy hoạch 1065), tại Phụ lục 2 đã quy hoạch 2 mỏ đá vôi tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá là các mỏ khoáng sản dự trữ cho nhu cầu sản xuất mở rộng và đầu tư mới sản xuất xi măng.
Trong đề xuất của UBND tỉnh Thanh Hóa có những khu vực mỏ nằm ngoài Phụ lục 2 Quy hoạch 1065, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, cập nhật, bổ sung trong quá trình lập “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng” theo quy định của Luật Quy hoạch.
Trước đó, theo báo cáo của Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Đại Dương đã chính thức có đề nghị được đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Xi măng Đại Dương tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn với tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày tương đương khoảng 4 triệu tấn xi măng/năm. Dự kiến vùng nguyên liệu là 2 mỏ đá vôi ở xã Tân Trường (Tĩnh Gia) và Thanh Kỳ (Như Thanh).
Nếu được chấp thuận, giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ đầu tư 1 dây chuyền với công suất lò quay 6.000 tấn clinker/ngày tương đương 2 triệu tấn xi măng/năm, dự kiến thời gian triển khai vào 2019, còn giai đoạn 2 sẽ được thực hiện sau năm 2021.
-
Bất động sản TP.HCM: Xuất hiện sóng ngầm đầu cơ -
Nhà cho Tây thuê - "miếng bánh" hấp dẫn -
Bất động sản Hà Nội: Thị trường căn hộ nóng về cuối năm -
Cocobay Đà Nẵng: Mô hình tiềm năng mới tại Việt Nam -
Địa ốc phía Nam "tấn công" thị trường Hà Nội -
PropertyGuru muốn gì ở Việt Nam? -
Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới