
-
Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29 m2 vào năm 2024
-
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029
-
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm
![]() |
Căn nhà này chưa kịp hoàn thiện, sau trận mưa đã ngập hết tầng trệt |
Nam - bạn tôi, được bố mẹ di chúc cho căn nhà 3 tầng, 1 tum trong ngõ Bạch Mai, là khu trung tâm của thành phố, nhưng cứ đến mùa mưa là cậu lại nhăn nhó. Đời ông bà, bố mẹ ở thì không sao, đến đời vợ chồng cậu, đường cứ ngày một cao, còn nhà vẫn thế. Bây giờ chỉ cần mưa to một tý là nước lênh láng trong nhà.
Dẫu không quá kinh khủng hay nguy hiểm, nhưng thấm dột luôn gây khó chịu đối với mọi thành viên trong nhà. Cứ độ tháng 5, tháng 6 trở đi, vợ chồng, con cái Nam lúc nào cũng phải sẵn sàng tinh thần tát nước chống lụt bất kể đêm ngày.
Nhà ngập nước đã khổ lắm rồi, đến khi nước rút còn khổ hơn. Những bức tường tầng thấp cứ qua mưa là thấm loang lổ trông như người bị hắc lào. Nhà có khách đến chơi đôi khi phải dắt lên phòng ngủ tầng 2 ngồi cho đỡ ẩm. Lắm lúc đang ngồi nhậu, Nam ngửa mặt lên trần than ngắn thở dài: Ước gì có vài trăm triệu sửa sang lại căn nhà cho tươm tất, chứ ở vậy khổ quá.
Không chỉ Nam, nhiều người tôi quen cũng khốn khổ vì nhà bị thấm, dột mỗi khi mùa mưa về.
![]() |
Nhiều tuyến phố của Hà Nội biến thành sông sau mỗi trận mưa lớn, khiến không chỉ người đi đường, mà người dân sống 2 bên đường khổ sở. Ảnh: Dũng Minh |
Chị Chi, một người bạn khác của tôi lại có nỗi khổ khác với mưa. Nhà chị cao 2 tầng, mái bằng, xung quanh có nhiều cây to. Mỗi khi mưa gió là lá rụng xuống mái chẳng chạy đi đâu được. Lâu ngày, chúng ứ đọng làm bịt tắc các vị trí thoát nước. Qua mỗi trận mưa, mái nhà chị giống như cái ao, nước đầy ắp.
Chị vừa buồn vừa tiếc căn nhà ba gian lộng gió, rộng rãi ở quê đã chót bán để dồn tiền mua căn nhà này. Chính ra các cụ ngày xưa lại rất tài tình. Các cụ xây nhà mái dốc vươn rộng, xây phần tường đầu hồi quay ra hướng Đông - Tây. Ngày nắng thì giảm nóng. Ngày mưa thoát nước nhanh. Hiên nhà, các cụ chọn hướng Đông Nam, thì khi gió tạt nước cũng chỉ đến bậc thềm, không bao giờ vào đến cửa và tường nhà.
Còn ngôi nhà hiện đại chị đang ở, vì vấn đề “tấc đất tấc vàng” của Thủ đô, nên buộc chủ cũ phải xây tường mỏng, mái bằng gây khó khăn trong việc chống thấm, chống nóng. Giờ có muốn cải tạo cũng khó xoay xở, vì không có khuôn viên rộng như xưa.
Tôi bảo chị, thế chẳng lẽ mình cứ chịu trận mỗi khi mưa xuống mà không có giải pháp gì ư?
“Tất nhiên là có chứ em. Chỉ cần không có nước nữa là được. Có nước thì nhà mới thấm. Mà nước ở khắp mọi nơi. Nước của ông trời nữa nên chị chưa có cách gì kiểm soát nước của ông được”, chị nói đùa, nhưng chua cay.
Sau 5 năm sống chung với lũ, chị thấy gốc rễ của việc nhà bị thấm mỗi mùa mưa đến là do ngay từ quá trình thiết kế thi công chủ cũ đã không tính toán chu đáo. Anh chị khi tìm mua nhà cũng không có kinh nghiệm để lường trước sự việc. Lúc đó, chỉ nghĩ đến an ninh khu vực, gần trường, gần trạm, giấy tờ pháp lý đầy đủ... là chốt, chứ chẳng ai nghĩ đi mua nhà phải xem mùa mưa nó có thấm hay không.
Chống thấm ngay từ ban đầu bao giờ cũng tiết kiệm và hiệu quả hơn việc sửa chữa, khắc phục những lỗi thấm nước, ẩm mốc, nhất là trong điều kiện thời tiết, khí hậu mưa nắng thất thường như Việt Nam thì việc chống thấm càng trở nên quan trọng.
Vì vậy, giải pháp tạm thời hiện nay là chị kiểm tra, bảo trì căn nhà trước mỗi mùa mưa bão. Song song với đó, chị cũng đã tìm một vài bên thiết kế có kinh nghiệm để sửa chữa, khắc phục dứt điểm hạn chế của căn nhà. Tuy nhiên, đề bài chị đưa ra không chỉ là đối phó với mưa, mà còn phải đẹp.
“Đúng là phụ nữ chúng mình bao giờ cũng hơi tham em nhỉ. Nhà dột chữa cho hết dột là tốt rồi, lại mong nó đẹp lên như hoa hậu nữa thì ai kham nổi”, chị cười.
Vì thế, đã có mấy anh kiến trúc sư gặp chị, nghe xong đề bài chị đưa ra thì đều lắc đầu và một đi không trở lại, có người thì khuyên chị bán nhà đi mua mảnh đất khác xây lại từ đầu, sẽ dễ thiết kế hơn.
Loanh quanh mãi chẳng có cách gì, mùa mưa này nhà chị lại phải lo phương án phòng chống lũ.
-
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành -
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam -
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động