-
Bất động sản Hải Phòng bước vào "thập kỷ vàng"
-
Gia Lai tìm hướng tháo gỡ cho dự án của Tập đoàn FLC hơn 760 tỷ đồng
-
Miễn phép xây dựng - cơ hội cho thị trường nhà ở giá rẻ
-
Các “ông lớn” địa ốc nộp hàng chục nghìn tỷ tiền sử dụng đất; Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương cả năm -
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM -
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát -
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
Dài cổ ngóng sổ
Chung cư CT3A, Khu đô thị Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được đưa vào sử dụng 10 năm nay, tòa nhà thậm chí còn xuống cấp nhiều, nhưng các hộ dân tại đây vẫn chưa một lần được thấy bóng dáng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng).
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đến thời điểm hiện tại, các cư dân tại chung cư này vẫn đang miệt mài đấu tranh, bằng rất nhiều hình thức, đối thoại có, cầu cứu có, nhưng kể cả khi các tấm băng rôn đòi chủ đầu tư trả sổ đã bạc màu, rách nát theo thời gian, thì tấm giấy màu hồng kia vẫn là thứ gì đó xa xôi.
Trong khi chủ đầu tư của dự án này là Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 (Handico 68) bao năm qua vẫn không thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho việc chây ỳ trả sổ hồng cho người mua nhà, thì mới đây, nhiều hộ dân tại tòa CT2 (trong khu đô thị) lại tiếp tục lên tiếng tố chủ đầu tư về việc chiếm dụng tầng 1 tòa nhà sai phép.
![]() |
Cùng với quỹ bảo trì, việc nợ sổ hồng là những nguyên nhân chính dẫn tới tranh chấp ở chung cư |
Một dự án khác cũng đang khiến rất nhiều cư dân lo lắng, đó là dự án Athena (Nam Từ Liêm, Hà Nội) của chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển đô thị và Xây dựng 379.
Theo phản ánh của các hộ dân ở đây, dù khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ với chủ đầu tư, nhưng sau hơn 1 năm chuyển về sinh sống, đến nay, các hộ dân vẫn chưa được nhận sổ hồng.
Nguyên nhân theo cư dân, có thể do dự án này có 2 phần: thấp tầng và cao tầng. Chủ đầu tư mới chỉ nộp tiền sử dụng đất của phần cao tầng, chứ chưa nộp cho phần thấp tầng, nên đã gây ảnh hưởng đến việc cấp sổ hồng cho các chủ hộ.
Ngoài ra, một người dân ở đây cho biết, văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy dự án phần cao tầng tên không trùng với chủ đầu tư, đây cũng có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến việc cấp sổ hồng bị mắc.
Tương tự như hai dự án nói trên, theo phản ánh của khách hàng tại dự án Xuân Mai Complex (quận Hà Đông), thì dù đã về ở được hơn 1 năm, đến nay, nhiều khách hàng vẫn chưa được nhận sổ.
Chị L, một khách hàng tòa G cho biết, hiện các cư dân đang bức xúc vì đã về ở lâu nhưng vẫn chưa thể nhận sổ. Trong khi trước đó, chủ đầu tư cho biết, sau 6 tháng nhận căn hộ sẽ trả sổ hồng cho cư dân.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản về phản ánh trên của khách hàng, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (chủ đầu tư dự án) cho biết, Công ty đang tiến hành trả sổ cho cư dân.
Đại diện Xuân Mai cho biết, hiện đã có sổ cho các tòa K, L và đã giao được khoảng 200 sổ cho khách hàng. Còn các tòa F, G, H thì hồ sơ cấp sổ đang đợi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, dự kiến đến tháng 5 hoặc tháng 6/2020 sẽ có và trả cho người dân.
Về lý do đã có và phát sổ hồng, nhưng nhiều hộ dân lại chưa nhận được, đại diện Công ty Xuân Mai nêu lý do: “Do dịp này dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên Công ty tạm dừng trả sổ”.
Nguyên nhân dẫn đến việc này được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ ra là do Sở chưa nhận được hồ sơ, tài liệu của cơ quan chức năng thể hiện chủ đầu tư đã thực hiện khắc phục các sai phạm và nghĩa vụ tài chính tại dự án. Do đó, Sở không có cơ sở để xem xét giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà theo quy định.
Phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã liên hệ với đại diện chủ đầu tư là Công ty cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) để ghi nhận thông tin nhưng không nhận được câu trả lời.
Hệ lụy từ chậm sổ
Trao đổi với phóng viên, khách hàng các dự án chậm trả sổ hồng đều cho rằng, việc chậm sổ ảnh hưởng khá nhiều tới họ. Tâm lý chung của người mua nhà là cần có cuốn sổ hồng trong tay để yên tâm. Cũng không ít trường hợp, các hộ dân cần có sổ hồng để thực hiện chuyển nhượng căn hộ, vay vốn làm ăn.
Chị V, một khách hàng tại dự án CT3A cho biết, gia đình chị đang có nhu cầu bán nhà để chuyển chỗ ở, nhưng ngặt nỗi, không có sổ hồng, giá căn hộ bị ép, thậm chí ép xuống khoảng 35 - 40%.
“Không có sổ hồng, hạ tầng đô thị và chất lượng chung cư giảm khiến giá căn hộ tại CT3A đang giảm mạnh, gây khó khăn nhiều cho những gia đình cần bán như gia đình tôi”, chị V. cho biết.
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nếu chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ cho khách hàng từ 50 ngày đến 6 tháng sẽ bị phạt tiền từ mức 10 - 100 triệu đồng; mức vi phạm 6 - 9 tháng sẽ bị phạt tối đa 300 triệu đồng; 9 - 12 tháng mức phạt tối đa là 500 triệu đồng; từ 12 tháng trở lên mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng.
Thời gian vi phạm quy định nêu trên được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp chủ đầu tư đã khắc phục sai phạm sau thời hạn quy định thì thời gian vi phạm được tính đến ngày chủ đầu tư khắc phục sai phạm.
Tuy nhiên, dù Nghị định 91 đã tăng nặng mức xử phạt hành chính với các hành vi chây ỳ làm sổ đỏ cho khách hàng, nhưng tình trạng chủ đầu tư chây ỳ không trả sổ cho khách hàng vẫn xảy ra.
Trên thực tế, việc chủ đầu tư chậm trả sổ cho cư dân chủ yếu đến từ các lý do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; chủ đầu tư thực hiện cầm cố dự án, căn hộ và chưa thể giải chấp; chủ đầu tư chậm hoàn công hoặc không thể hoàn công do xây dựng trái với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt dẫn đến tình trạng chậm trễ.
Cơ quan quản lý nhà nước sẽ không cấp sổ hồng cho từng căn hộ khi dự án chưa hoàn công hay có bất kỳ sai phạm trong xây dựng sai với bản vẽ thiết kế đã được duyệt.. Do đó, với các dự án có đến hàng trăm, thậm chí cả nghìn căn hộ như Athena, thì việc các hộ dân lo lắng về tình trạng trên là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo ghi nhận, các chủ đầu tư như Công ty 379 đều đang cùng lúc thực hiện rất nhiều dự án, cần có dòng tiền bổ sung liên tục. Và việc thế chấp căn hộ không phải là không thể xảy ra.
Có lẽ, đã đến lúc, các khách hàng cần tính đến phương án khởi kiện các chủ đầu tư chây ỳ trả sổ hồng ra Tòa án khu vực, nơi có dự án đứng chân để đòi quyền lợi, cũng là để minh thị về lý do của việc chậm trễ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
-
“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng -
Flamingo Golden Hill - Địa điểm lưu trú hàng đầu của cộng đồng chuyên gia quốc tế -
Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng -
Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội -
Chính sách bán hàng ấn tượng giúp Elysian “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM -
Haus Private Club - Không gian kết nối tinh hoa toàn cầu giữa lòng Đà Lạt -
FDI tăng cao tạo bệ phóng cho nhà xưởng xây sẵn
-
1 Thị trường vốn Việt Nam vẫn sôi động bất chấp thiếu vắng "bom tấn" IPO
-
2 Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai?
-
3 Miễn phép xây dựng - cơ hội cho thị trường nhà ở giá rẻ
-
4 Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng
-
5 Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Hisense mang sự sôi động như sân vận động tới mọi gia đình với PX3-PRO và C2 Ultra
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững