
-
Cận cảnh cầu Hoàng Gia trước “giờ G”: Biểu tượng mới “vẽ lại” trung tâm Hải Phòng sau sáp nhập
-
“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng
-
Flamingo Golden Hill - Địa điểm lưu trú hàng đầu của cộng đồng chuyên gia quốc tế
-
Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng -
Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội -
Chính sách bán hàng ấn tượng giúp Elysian “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM -
Haus Private Club - Không gian kết nối tinh hoa toàn cầu giữa lòng Đà Lạt
![]() |
Dự án Marina Hill Nha Trang được ví như “quả bom” trên sườn núi. |
Có quy hoạch ngược?
Theo thống kê của Sở Xây dựng, hiện nay, TP. Nha Trang có 82 dự án trên đồi núi, trong đó 58 dự án đã có chủ trương hoặc thủ tục pháp lý cho phép đầu tư, 24 dự án đang xin thủ tục đầu tư hoặc đã bị thu hồi. Những khu vực đồi núi có nhiều dự án như Núi Cô Tiên (30 dự án), núi Cù Hin (12 dự án), núi khu vực xã Phước Đồng (17 dự án)…
Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, chỉ định hướng một phần khu vực núi Cô Tiên (khoảng 195 ha) dùng để phát triển đô thị - dịch vụ, phần còn lại xác định là đất đồi núi. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đối chiếu phạm vi 30 dự án tại đây, chỉ có 6 dự án phù hợp hoàn toàn, 7 dự án phù hợp một phần so với quy hoạch chung; 17 dự án chưa được xác định là đất phát triển đô thị - du lịch (còn gọi là đất đồi núi - PV).
Khi mà tình trạng dự án như “nấm mọc sau mưa” tại núi Cô Tiên, khu vực này chưa có quy hoạch chung 1/2000. Năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây dựng lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cho khu đô thị và dịch vụ núi Cô Tiên bằng nguồn vốn do các doanh nghiệp đóng góp để các dự án thành phần có cơ sở triển khai, lập quy hoạch chi tiết 1/500. Mục đích của "quy trình ngược" này là để "khớp nối" các dự án rời rạc trên thành một tổng thể cho… "hợp luật".
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Xây dựng Khánh Hòa, tại khu vực núi Cô Tiên vẫn chưa thực hiện được việc lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, nên UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu dừng toàn bộ các dự án trên núi Cô Tiên để chờ quy hoạch này.
Hệ lụy xảy ra là, trong đợt mưa lũ cuối năm 2018, hạng mục hồ vô cực trên núi của Khu đô thị Hoàng Phú bị sạt lở làm 4 người chết, hư hỏng nhà cửa của 11 hộ dân dưới chân núi. Còn tại Dự án khu biệt thự Đường Đệ Tâm Hương, các nhà đầu tư thứ cấp thi nhau "xé lệnh" dừng thi công để xây dựng hàng loạt biệt thự.
Kết luận cũng nêu rõ, 5/12 dự án ở khu vực núi Cù Hin gồm Làng hòa bình và sáng tạo Nha Trang, Khu du lịch non nước nam Sông Lô, Khách sạn resort câu lạc bộ thuyền buồm Việt Đại Dương, Công viên bến tàu du lịch sông Lô - Nha Trang, Khu biệt thự Quốc Anh mà theo quy hoạch chung TP. Nha Trang, đều xác định là đất đồi núi. Tại xã Phước Đồng, trong số 17 dự án được rà soát, thì chỉ có 8 dự án phù hợp quy hoạch hoặc phù hợp một phần quy hoạch chung và số còn lại là đất đồi núi.
Ngoài ra, đa số dự án tại các khu vực núi Chín Khúc, núi Chụt và các vùng lân cận đều không phù hợp với quy hoạch chung của TP. Nha Trang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.
Có nên điều chỉnh hướng quy hoạch mới?
Sau khi rà soát, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo về các dự án đã được chấp thuận đầu tư qua nhiều thời kỳ hoặc đang xin chủ trương đầu tư nhưng chưa được xác định là đất phát triển đô thị - du lịch theo đồ án quy hoạch chung TP. Nha Trang. Các dự án trên bao gồm Khu đô thị mới Green Hill Villas, Khu đô thị mới Mountain View, Khu nhà ở biệt thự vườn đồi và Du lịch sinh thái Golden Beach Villas, Khu đô thị Haborizon Nha Trang, Khu đô thị The Forest Hill Hotel& Villas…
Ông Lê Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa xác định, trong quá trình lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040 và đồ án Quy hoạch chung xây dựng vùng huyện Cam Lâm đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Sở sẽ phối hợp với các đơn vị tư vấn và các sở, ngành nghiên cứu, xem xét việc bổ sung định hướng quy hoạch phát triển các khu chức năng, không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, kỹ thuật tại các khu vực nêu trên cho phù hợp tốc độ phát triển đô thị hiện nay, làm cơ sở đầu tư các dự án liên quan.
-
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành -
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam -
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
1 Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
2 Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng
-
3 Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội
-
4 Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao
-
5 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp