-
Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang -
Nhỉnh 4 tỷ sở hữu căn 3 ngủ tại tòa căn hộ hạng A khu Đông Hà Nội -
“Chọn mặt gửi vàng” tại miền đất mới, nhà đầu tư hưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng -
Vị trí hồng tâm nâng tầm giá trị cho Vincom Shophouse Diamond Legacy -
MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park -
Hà Nội dồn lực triển khai vành đai 4 Thủ đô, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi -
Căn hộ nghỉ dưỡng vịnh Bái Tử Long: Đầu tư an toàn, sinh lời hấp dẫn
Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai Dự án. |
Nút thắt mặt bằng
Nút thắt lớn nhất khiến Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” 23 năm qua chính là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, khi Dự án có tổng diện tích 300 ha, nằm ở hai địa phương là Quảng Nam và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép trên đất đã quy hoạch khiến việc triển khai Dự án càng khó khăn.
Thời điểm công bố quy hoạch (năm 1997), Dự án ảnh hưởng tới 4 khối phố, gồm Câu Hà, Tứ Hà, Ngọc Vinh và Tứ Ngân thuộc phường Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam). Nhưng một thời gian sau, tại khối phố Câu Hà và Tứ Hà, đã có 406 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất hoa màu và 3,9 ha đất bị chiếm dụng xây dựng trái phép. Cho đến nay, có hơn 2.300 hộ dân sinh sống tạm bợ trong khu quy hoạch Dự án Làng đại học Đà Nẵng thuộc địa phận thị xã Điện Bàn, gấp khoảng 10 lần so với năm 1997.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn thừa nhận, có thời điểm đã xảy ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng ồ ạt đất ở Dự án Làng đại học Đà Nẵng. Địa phương đã nỗ lực quản lý, tiến hành xử lý, kể cả khởi tố hình sự, nên hiện trạng đất đai tại khu vực Dự án đã ổn định.
“Hiện nay, có khoảng 600 hộ chính thức ở địa phương bị ảnh hưởng bởi Dự án. Nếu giải phóng mặt bằng khu vực này, cần bố trí 3.155 lô tái định cư và cần phải có quỹ đất sạch khoảng 820 ha. Tỉnh Quảng Nam đã lên phương án quy hoạch khu đô thị phía Tây đường 607 để bố trí tái định cư cho dân bị ảnh hưởng của Dự án Làng đại học Đà Nẵng”, ông Hà thông tin.
Về phía Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho biết, phần đất quy hoạch Dự án Làng đại học Đà Nẵng trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 38,95 ha. Diện tích chưa giải phóng mặt bằng là 71,05 ha. Khái toán tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 71,05 ha còn lại này được lập căn cứ theo mặt bằng giá đất năm 2019 của TP. Đà Nẵng là 1.201 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí đầu tư khu tái định cư khu vực TP. Đà Nẵng dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư phục vụ giải tỏa Dự án Làng đại học Đà Nẵng.
Được duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn
PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” nhiều năm do khó khăn về ngân sách, nhưng cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai.
Về việc trình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Đại học Đà Nẵng đã đề xuất 4 dự án, gồm Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Hòa Quý (Đà Nẵng); Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam); Dự án Xây dựng các công trình cấp thiết và Dự án Chuẩn bị đầu tư với phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020. Tháng 11/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn về phân bổ Kế hoạch Đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 thuộc nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Dự án Làng đại học Đà Nẵng được dự kiến bố trí vốn trong năm 2020 là 500 tỷ đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có Công văn số 5276 về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng đề xuất dự án vay vốn 100 triệu USD của Ngân hàng Thế giới đã được các bộ chức năng trình Chính phủ xem xét phê duyệt…
“Về tiến độ, đến nay, Đại học Đà Nẵng đã hoàn thành quy hoạch 1/2.000 trình Bộ Xây dựng để Bộ lấy ý kiến, trình Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho gói kinh phí 500 tỷ đồng, trong đó, 400 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Đà Nẵng; 100 tỷ đồng để xây dựng các công trình cấp thiết. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sẽ được thực hiện trong năm 2021. Đại học Đà Nẵng đang gấp rút xây dựng dự án đầu tư để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trong 2020 sẽ triển khai công tác giải phóng mặt bằng”, PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ nói.
Đây là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia, quốc tế; được quy hoạch theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp xu hướng công nghệ 4.0.
-
Trung tâm Thương mại Vincom có mặt tại Kiên Giang -
Sudico tái khởi động dự án Khách sạn Sông Đà - Hạ Long -
Flamingo Đại Lải Resort: Từ vùng đất hoang sơ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng -
N.H.O hợp tác với Ascott phát triển Citadines Central Binh Duong -
Những nội dung chính Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng về Dự án 8B Lê Trực -
2 trung tâm thương mại "mới tinh” vừa xuất hiện tại Hà Nội -
Chặng đường mới của CapitaLand
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
-
Viện Kiểm sát: Bị cáo Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ -
Bitexco đề nghị tòa không thu hồi 15.700 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan -
Công an TP.HCM cảnh báo thủ đoạn đánh bạc mới trên không gian mạng -
Loạt sai phạm về đầu tư, đất đai, xây dựng, khoáng sản xảy ra ở Phú Yên
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024