
-
Cận cảnh cầu Hoàng Gia trước “giờ G”: Biểu tượng mới “vẽ lại” trung tâm Hải Phòng sau sáp nhập
-
“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng
-
Flamingo Golden Hill - Địa điểm lưu trú hàng đầu của cộng đồng chuyên gia quốc tế
-
Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng -
Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội -
Chính sách bán hàng ấn tượng giúp Elysian “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM -
Haus Private Club - Không gian kết nối tinh hoa toàn cầu giữa lòng Đà Lạt
Đại dịch Covid-19 khiến mọi doanh nghiệp trên toàn cầu đều phải nhận những con số tiêu cực về doanh thu và tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm 2020. Các số liệu được Tập đoàn Hyatt công bố cho biết họ đã sụt giảm tới 103 triệu USD doanh thu trong quý 1/2020 tương đương với con số sụt giảm doanh thu trên mỗi phòng có sẵn giảm 28%.
Tuy nhiên, chính trong bối cảnh khó khăn càng là cơ hội để những tập đoàn lớn thể hiện sức bền của mình.
Ông Mark Hoplamazian, Tổng giám đốc điều hành của Hyatt Hotels Corporation phát biểu: “Ngay khi Covid-19 bùng phát thành đại dịch toàn cầu, chúng tôi đã thúc đẩy và có những động thái kịp thời để kiểm soát đợt ảnh hưởng đầu tiên của virus. Chúng tôi nhận được sự bổ sung đáng kể về tài chính song song với giảm bớt đầu tư và thắt chặt chi tiêu để bảo toàn quỹ tài chính. Chúng tôi cũng giảm giá trực tiếp của những người sở hữu khách sạn bên thứ 3 trong giai đoạn này".
![]() |
Đa số giới phân tích cho rằng những nỗ lực kiểm soát khủng hoảng toàn cầu của Tập đoàn Hyatt thành công nhờ chiến lược đã được áp dụng hiệu quả trong 4 năm qua về tăng trưởng ít sở hữu (asset-lighter growth). |
"Ban lãnh đạo tập đoàn tin rằng những động thái kiểm soát hiện nay về khả năng thanh khoản của tập đoàn cho phép duy trì các hoạt động ít nhất trong 30 tháng dưới tình trạng này.”
Nhờ những động thái kịp thời trên, số liệu tăng trưởng phòng (net rooms growth) của Tập đoàn Hyatt vẫn đạt hơn 6%. Đây là tín hiệu khả quan và lực đẩy quan trọng để Tập đoàn hồi phục các số liệu tăng trưởng trong giai đoạn nửa cuối năm.
Tháng 11 năm 2017, Tập đoàn Khách sạn Hyatt công bố cam kết ban đầu về chiến lượng tăng trưởng ít sở hữu. Theo đó, tập đoàn đưa ra con số kỳ vọng đạt 1.5 tỷ USD đầu tư bên ngoài cho các dự án bất động sản của họ cho tới năm 2020 và 3 tỷ USD tới năm 2022. Tới tháng 3 năm 2019, Hyatt đã đạt con số 1.14 tỷ USD so với mục tiêu được đặt ra 2 năm trước đó.
![]() |
. |
Trong năm 2019, 3 mũi nhọn trong chiến lược tăng trưởng kinh doanh của Tập đoàn Hyatt được khẳng định: Tối đa hiệu quả lĩnh vực trọng tâm; Tích hợp các nền tảng tăng trưởng mới và Tối ưu hoá đầu tư vốn.
“Chúng tôi tập trung vào chiến lược mạnh mẽ mà trung tâm là cá nhân hoá những trải nghiệm của du khách và khách hàng”, ông Mark Hoplamazian cho biết. “Tập đoàn tin rằng những chiến lược đưa ra sẽ cho phép duy trì sự tăng trưởng doanh thu cao cấp và sự tập trung tiếp tục vào việc mang đến những kết quả tuyệt vời cho đối tác và khách hàng”.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển 63 năm, cần nhắc lại rằng Hyatt là tập đoàn ra đời trong khủng hoảng. Năm 1957, khi cả nền kinh tế nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc Đại suy thoái, Jay Pritzker đã ghi con số 2.2 triệu USD lên tờ giấy ăn trên bàn quán cà phê để sở hữu khách sạn Hyatt House nằm gần Sân bay Quốc tế Los Angeles.
Lý do cho quyết định đầu tư táo bạo này là Jay nhìn thấy nhu cầu của giới doanh nhân về khách sạn hạng sang nhưng gần sân bay. Từ đó tập đoàn quản lý khách sạn Hyatt ra đời và phát triển mạnh mẽ, chứng tỏ cho một quyết định đầu tư cực kỳ sáng suốt của người sáng lập huyền thoại.
![]() |
. |
Cho tới nay, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 vẫn được nhắc tới như một sự kiện lịch sử của thập niên đầu thế kỷ 21. Nhưng một lần nữa, Tập đoàn Hyatt mạnh mẽ vượt qua cơn bão khủng hoảng với những chiến lược cực kỳ chuẩn xác. Đơn cử như năm 2009, khi nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn thiệt hại nặng nề vì khủng hoảng, Hyatt Hotels Corporation công bố thu hút được 1.15 tỷ USD đầu tư ban đầu cho các dự án mới. Đây là dấu ấn quan trọng của ông Mark Hoplamazian, người vừa trở thành CEO của tập đoàn trước đó 3 năm.
Những số liệu cũng như dấu mốc vượt qua các cuộc khủng hoảng trong lịch sử phát triển cho thấy sự đúng đắn trong chiến lược của Tập đoàn Hyatt và là “bảo chứng thịnh vượng”, mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư toàn cầu dù cơn bão đại dịch đã có những tác động lớn tới mọi mặt trên khắp thế giới.
-
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành -
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam -
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
1 Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
2 Thêm dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng
-
3 Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội
-
4 Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao
-
5 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp