Điểm xanh thành phố - diện mạo mới của đô thị Việt
Như Loan - 11/12/2017 08:32
 
Trong cuộc sống, nhiều khi ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng trước sức ép vô hình của cuộc sống ở đô thị hiện đại với nhà cửa san sát, đường phố chật hẹp, luôn tấp nập người và xe cộ. Với tốc độ đô thị hóa nhanh tới mất kiểm soát đang bóp méo diện mạo của các thành phố lớn, gây áp lực lên con người, mài mòn sức khỏe, sự sáng tạo và niềm vui trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Vậy làm sao tìm lại được cân bằng? Câu trả lời nằm ở những không gian xanh vốn tồn tại rất tự nhiên như một điểm tựa cho con người. Những khu vườn, công viên, hồ nước, bãi cỏ tự nhiên giờ đây trở thành điểm sáng cho bức tranh đô thị Việt Nam đang ngày một chìm vào những mảng xám vô tận.  

Với tốc độ đô thị hóa 3,4%/năm, nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, tới năm 2025, khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ sống trong các đô thị, 1/3 trong số đó là ở HN và TP HCM.
Với tốc độ đô thị hóa 3,4%/năm, nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, tới năm 2025, khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ sống trong các đô thị, 1/3 trong số đó là ở HN và TP HCM.

Những mảng xanh trở nên cần thiết trong quy hoạch đô thị

Những khu vườn, công viên, hay rừng cây, sông hồ từ lâu đã được khẳng định là có vai trò rất quan trọng trong việc mang lại lợi ích cho con người, xã hội và môi trường đô thị. Với thành phố, cây xanh tạo hệ sinh thái cân bằng, tạo cảnh quan, điều hòa không khí, bảo vệ đất đai, nguồn nước, giảm bớt ảnh hưởng do mưa bão, lũ lụt gây ra. Với cư dân, đó là nơi vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, thư giãn tinh thần, bảo tồn văn hóa, gắn kết gia đình và cộng đồng.

Chính vì vai trò quan trọng của không gian xanh, tổ chức WHO đã khuyến cáo, tỷ lệ cây xanh tính theo đầu người ở mỗi thành phố tối thiểu phải đạt 9m2. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển, do tốc độ đô thị hóa nhanh, việc tạo ra không gian xanh trong thành phố là một thách thức và phần lớn không đạt được mức tối thiểu do WHO đặt ra.

Tại Việt Nam, quá trình dịch chuyển một lượng lớn dân số từ khu vực nông thôn ra các thành phố đã hình thành nên các khu dân cư với mật độ cư trú dày đặc, khiến cho diện tích cây xanh ở hai thành phố lớn nhất là HN và TP HCM chỉ đạt khoảng 2m2/người, không đạt quy chuẩn và chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới

Nếu không gấp rút giải quyết vấn đề cây xanh, sẽ nảy sinh các vấn đề về môi trường sống, hệ sinh thái bị phá vỡ, các đô thị lớn sẽ phải chịu nhiều tổn thất cả về kinh tế lẫn tinh thần. Đặc biệt, các tổn thất đó sẽ ngày càng lớn do hậu quả ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, các thành phố đông dân cư trên thế giới ngày càng đề cao khái niệm đô thị xanh hay đô thị bền vững và đề ra nhiều chiến lược tăng diện tích cây xanh. Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015 đã đưa mục tăng diện tích phủ xanh tại các thành phố vào trong 10 sáng kiến đô thị quan trọng hàng đầu.

Nước ta cũng không nằm ngoài cuộc chiến xanh hóa những “khu rừng bê tông đô thị”. Hiện tại, Việt Nam đang xây dựng bộ chỉ số đô thị xanh làm cơ sở đề xuất phương án khả thi cho khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn quy hoạch đô thị xanh theo tiêu chuẩn, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, tạo lập cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, phù hợp với xu hướng của thế giới.

Những dự án hiện tại thành công với mô hình xanh:

Nhận thức được xu hướng phát triển tất yếu của đô thị xanh, trên thị trường bất động sản Việt Nam dường như đang có một cuộc chạy đua ngầm. “Đô thị xanh”, “Đô thị sinh thái” “Cuộc sống xanh”… trở thành những từ khóa bất động sản được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội. Nhiều dự án bất động sản mới ra đời đều cố gắng gắn mình với các yếu tố gợi lên màu xanh trong tên gọi, như: Ecopark, The Harmony Vinhomes Riverside, Gamuda City…tại Hà nội; hay Phú Mỹ Hưng, Park Riverside và nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây là khu đô thị Celadon City tại thành phố HCM.

Và không chỉ là tên gọi, các khu đô thị đó đều đề cao diện tích cây xanh trong tổng diện tích của mình. Khu đô thị Ecopark dành hơn 100ha/500ha làm sông hồ và công viên cây xanh. Ở Phú Mỹ Hưng, tỷ lệ diện tích cây xanh tính theo đầu đạt gần 9m2. Trong lòng Gamuda City là công viên Yên Sở diện tích 323ha, lớn nhất Việt Nam. Riêng Celadon City dành hơn 70% diện tích làm công viên cây xanh, hồ điều hòa, hệ thống tiện ích mang đến cho cư dân cuộc sống thanh bình và cân bằng giữa thiên nhiên.

Khu đô thị Celadon City đang được ví như một Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng phố Sài Gòn với hệ thống cây xanh, hồ nước rộng lớn phủ rộng trên tổng diện tích 82ha..
Khu đô thị Celadon City đang được ví như một Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng phố Sài Gòn với hệ thống cây xanh, hồ nước rộng lớn phủ rộng trên tổng diện tích 82ha..

Khi quỹ đất thu hẹp dần, những mảng xanh đô thị ngày càng trở thành yếu tố thu hút khách hàng của các dự án bất động sản. Thước đo giá trị cuộc sống đối với nhiều người không còn nằm ở tiện nghi cao cấp, ở phố phường tấp nập, mà ở chỗ, họ có thể cảm nhận được những phút giây thư thái trong không gian tươi mát, hưởng trọn bầu không khí trong lành và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên mà không có bất cứ giới hạn cản trở nào.

Ẩn chứa trong mình “giấc mơ xanh” của những người trẻ hiện đại, “Khu đô thị” đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ tại các thành phố lớn tại Việt Nam. Cầu đang lớn hơn cung, những dự án đi theo xu hướng này sẽ giành được thành công, nhưng bài toán kinh tế đô thị xanh chỉ thực sự dành cho những chủ đầu tư có đủ tâm và đủ tầm để hiện thực hóa được những ước mơ xanh đó.

Thông tin chi tiết về dự án, liên hệ:
Hotline: 0903 340 888
Website: http://celadoncity.com.vn/emerald/
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản