
-
Sống chất, chơi chất tại trung tâm mới Thủy Nguyên
-
Công ty Phát Đạt muốn thực hiện dự án khu đô thị gần 37 ha ở Quảng Ngãi
-
Bất động sản Cần Thơ đón sóng đầu tư, tạo ra cực tăng trưởng mới trong khu vực
-
Cơ hội sở hữu nhà sang giá tốt đang ngày càng khan hiếm tại TP.HCM -
Bất động sản Gia Lâm tăng tốc, Phú Thị Riverside dẫn đầu làn sóng sinh lời -
Khai trương nhà mẫu và văn phòng bán hàng GIA22 - Mở đầu hành trình sống thượng lưu tại GIA by KITA -
Quý II/2025: Bất động sản Thủ Đức bước vào đường đua tăng trưởng thực sự
- 3 doanh nghiệp đến từ Thung lũng Sillicon Hoa Kỳ tìm hiểu đầu tư vào Đà Nẵng
- 1.000 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế VIETBUIL Đà Nẵng 2019
- Tập đoàn Ise Foods xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng
- “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn không đầu tư khu phi thuế quan tại dự án Golden Hill Đà Nẵng
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng đã đề nghị UBND thành phố có chỉ đạo UBND 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn xử lý 20 khách sạn, nhà hàng vi phạm qua kiểm tra tình hình thực thi pháp luật về đấu nối, thoát nước và xử lý nước thải.
![]() |
Hàng loạt khách sạn, nhà hàng ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn xây dựng và xả thải vi phạm pháp luật nhưng chính quyền 2 quận này không phát hiện cho đến khi Sở TN-MT tiến hành kiểm tra? |
Trong đó, có 4 khách sạn tại quận Ngũ Hành Sơn xây dựng số phòng lưu trú tăng thêm so với hồ sơ đánh giá tác động môi trường gồm khách sạn Golden Star, xây dựng tăng từ 49 phòng lưu trú lên 60 phòng; Aria Grand Hotel, tăng từ 40 lên 73 phòng; khách sạn Aria, tăng từ 48 lên 69 phòng; khách sạn Queen’s Finger Hotel tăng từ 49 lên 54 phòng.
Tại quận Sơn Trà, đơn vị chức năng phát hiện 9 khách sạn và 7 nhà hàng không có giấy phép xây dựng. Hầu hết, các nhà hàng này được chủ đầu tư xây dựng từ giấy phép làm nhà ở, biệt thự. Ngoài ra, sở Tài nguyên và Môi trường cũng có đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo 2 quận này xử lý vi phạm trước ngày 30/6.
Trước đó, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND T. Đà Nẵng đã ký văn bản về tình hình kiểm tra, xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại dự án Khu công viên dịch vụ giải trí du lịch thể thao biển (Danabeach) của công ty cổ phần Quê Việt, quận Ngũ Hành Sơn.
Tại văn bản này, ông Dũng giao sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn, UBND phường Mỹ An, và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra việc vi phạm trật tự xây dựng tại Danabeach. Trong đó, lưu ý làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm, đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định trước 20/5. Ngoài ra, giao sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với dự án Danabeach, đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND thành phố xem xét trước 20/5.
![]() |
Đây là một trong những dự án sai phạm về xây dựng hiếm hoi bị phát hiện và tiến hành xử phạt thời gian qua |
Theo UBND quận Ngũ Hành Sơn, qua kiểm tra thực tế, đã phát hiện nhiều sai phạm tại Danabeach. Tại vị trí quầy bar và nhà hàng, nội dung cho phép xây dựng với diện tích là 680m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã tự ý mở rộng diện tích xây dựng thành 1026m2, lớn hơn diện tích cho phép là 340m2.
Chủ đầu tư cũng xây dựng hàng loạt hạng mục không có giấy phép xây dựng như: Hai nhà tạm với diện tích 48m2 và 84m2, kết cấu bằng tre, mái lợp lá dừa, tôn, trụ sắt; xây dựng nhà hàng ngoài trời và gian hàng trưng bày hải sản với diện tích hơn 1200m2; khối nhà hàng, bếp ăn, trưng bày khoảng 858m2; nhà pha chế khoảng 33m2; bờ kè cao 1,5m nằm ngoài ranh giới đất của dự án với diện tích khoảng 123m2…
Đối với phần xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, ngày 1/10/2018, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng, buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ toàn bộ các hạng mục không phép.
Đối với phần xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, ngày 1/10/2018, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ phần công trình mở rộng, tăng thêm diện tích xây dựng cho phép, làm ảnh hưởng đến mật độ xây dựng tại dự án. Tuy nhiên chủ đầu tư không bị xử phạt vì hành vi này do hết thời hiệu xử phạt hành chính (công trình đưa vào sử dụng từ năm 2012).
Hiện nay chủ đầu tư đã chấp hành xong việc nộp phạt theo quy định, đối với phần khắc phục hậu quả, chủ đầu tư đã có báo cáo gửi UBND quận về phương án tổ chức tháo dỡ theo từng giai đoạn. Qua kiểm tra theo dõi, chủ đầu tư cơ bản đã tháo dỡ xong những hạng mục sai phạm tại dự án. Tuy nhiên ,vẫn còn 1 ít khung sườn sắt phía trước dùng để trang trí chưa tháo dỡ xong.
-
Mapletree mua lại InterContinental Asiana Saigon lọt top 10 thương vụ giá trị nhất Châu Á Thái Bình Dương -
Chủ đầu tư có tên trong danh sách 77 dự án cầm cố ngân hàng tại TP.HCM: Chúng tôi không sai luật -
Bất động sản trong dòng chảy M&A -
Chủ đầu tư Dự án bất động sản đang phải “biếu không” hạ tầng cáp điện, cấp nước? -
Hà Nội lập đoàn kiểm tra liên ngành về trật tự xây dựng -
Phân khúc căn hộ "bung hàng" tại VNREA EXPO 2016 -
Quy định những trường hợp không được đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
-
BCI ra mắt Solartech Indonesia 2025
-
SUEZ đưa vào vận hành nhà máy khử mặn nước biển bằng màng lọc công nghiệp lớn nhất Trung Quốc
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Marriott International sẽ mua lại thương hiệu citizenM
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)