
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Xi măng Công Thanh là một trong những DN đang gặp vấn đề về khả năng thanh toán. |
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) vừa công bố Báo cáo tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 của ngành xi măng Việt Nam. Bức tranh về ngành xi măng, từ sản xuất đến tiêu thụ và "sức khỏe" của nhiều doanh nghiệp được bộc lộ khá rõ.
Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam và Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành trong quý I/2020 ước tính giảm gần 12%, xuất khẩu xi măng giảm 15% và tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước giảm 11% so với cùng kỳ 2019.
Trong quý I/2020, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam ước tính thiệt hại 2.800 tỷ đồng về doanh thu. Tồn kho toàn ngành trong quý I/2020 tăng mạnh lên mức 4,8 triệu tấn, tương đương với khoảng 30 - 45 ngày tiêu thụ.
![]() |
Xuất khẩu xi măng 4 tháng đầu năm 2020 sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn |
Dù các doanh nghiệp đang xin các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ như hoãn nộp thuế, hoãn tiền thuê đất hoặc xin miễn giảm lãi vay, gia hạn nợ từ ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian phê duyệt các biện pháp hỗ trợ có thể kéo dài, cũng như thủ tục chứng minh ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh rất phức tạp.
Bởi vậy, FPTS cho rằng, một số doanh nghiệp có thể không nhận được sự hỗ trợ kịp thời và phát sinh các rủi ro nghiêm trọng về tài chính.
Sức ép về tiêu thụ với ngành xi măng trong các tháng còn lại của năm 2020 còn lớn hơn nữa khi thị trường có thêm nguồn cung mới. Đó là nguồn cung từ Nhà máy 2 triệu tấn/năm của xi măng Tân Thắng (Nghệ An), dây chuyền mở rộng 2,5 triệu tấn/năm của xi măng Long Sơn (Thanh Hóa) và nhà máy 2 triệu tấn/năm của xi măng An Phú (Bình Phước).
Ảnh hưởng tiêu cực với ngành xi măng dự báo còn kéo dài sau đại dịch, FPTS dự báo. Đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn đối với ngành xi măng VIệt Nam, không chỉ là sự kiện làm gián đoạn tới các hoạt động của ngành trong một tháng hoặc quý, dịch Covid-19 còn tác động trực tiếp đến quá trình thoái trào về nhu cầu tiêu thụ xi măng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây.
Điều này đồng nghĩa với việc, tiêu thụ xi măng trên các thị trường hiện tại sẽ có thể giảm sâu trong năm 2020, đặt áp lực lên khả năng cạnh tranh và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian tới.
-
A1 - K-Park Avenue: Biểu tượng sống sang tại trung tâm xứ Thanh -
The An Heritage: Tọa độ “kim cương” ven biển - mặt sông - liền phố cổ tạo sóng đầu tư tại Hội An -
Vinhomes Wonder City: Sức hút đầu tư từ đô thị TOD gắn Metro số 4 phía Tây Hà Nội -
Tây Hà Nội: Cực tăng trưởng nóng của Thủ đô -
BV Land triển khai dự án khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng tại Bắc Ninh -
Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn -
Du lịch Vân Đồn sẵn sàng cất cánh cùng đặc khu
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới
-
HUAWEI Pura 80 Series ra mắt: Phá vỡ mọi giới hạn nhiếp ảnh di động