
-
Loại hình bất động sản tiềm năng tại Quy Nhơn
-
Nam Định: Hai nhà đầu tư được chấp thuận làm dự án Khu nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn hộ
-
Phú Thị Riverside - Bất động sản mặt sông tự nhiên hiếm có tại Thủ đô được giới đầu tư "săn đón"
-
Điểm cộng pháp lý vững chắc giúp Vinhomes Grand Park tăng sức hút -
SGO Land hợp tác chiến lược toàn diện cùng Thành Đô Bắc Giang -
Vincom Shophouse Diamond Legacy - Chốn sống định danh vị thế của giới tinh hoa thành Vinh -
Hà Nội phê duyệt hồ sơ mời đầu tư 2 khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh
![]() |
Mô hình dự án của Lotte tại Thủ Thiêm, TP.HCM. |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, đại diện Công ty TNHH Lotte Properties HCMC (Hàn Quốc), chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp thông minh - Thủ Thiêm Eco Smart City (Dự án Thủ Thiêm Eco Smart City) cho biết, Dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện.
Bước ngoặt mới mà vị đại diện của Lotte Properties thông tin, theo tìm hiểu, đó là việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP ngày 31/12/2020, trong đó có những chỉ đạo cụ thể về hướng giải quyết những vướng mắc, khó khăn của dự án này.
Theo đó, Chính phủ thống nhất với đề nghị của UBND TP.HCM, Thanh tra Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao Công ty TNHH Lotte Properties HCMC tiếp tục thực hiện Dự án Thủ Thiêm Eco Smart City tại Khu chức năng số 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo các thủ tục về đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Được biết, tháng 3/2013, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Tập đoàn Lotte tự bỏ chi phí lập đề xuất đầu tư Dự án Thủ Thiêm Eco Smart City trên 12 lô đất rộng 12,5 ha của khu chức năng 2a. Tổng mức đầu tư của dự án này, theo đề xuất của nhà đầu tư, lên tới gần 2,2 tỷ USD, với liên danh đầu tư gồm 4 công ty thuộc Tập đoàn Lotte và 3 công ty Nhật Bản.
Đến tháng 4/2016, UBND TP.HCM đã chỉ định liên danh Lotte và các đối tác thực hiện Dự án Thủ Thiêm Eco Smart City. Dù đã chỉ định được nhà đầu tư, nhưng khu chức năng 2a vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng.
Sau đó, Dự án phải thu hẹp quy mô diện tích còn khoảng 5 ha, tổng mức đầu tư cũng được điều chỉnh giảm xuống 900 triệu USD. Liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án cũng rút xuống còn 4 nhà đầu tư Hàn Quốc và chủ đầu tư của Dự án được xác định là Công ty TNHH Lotte Properties HCMC.
Tiếp đó, năm 2017, nhà đầu tư đã chấp nhận ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng sử dụng đất để được giao trước 6 lô và cam kết sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật toàn khu 2a để sớm hình thành khu trung tâm tài chính - ngân hàng, thương mại và dịch vụ.
Tuy nhiên, sau đó, dự án này bị dừng lại và các cơ quan chức năng phải vào cuộc để tiến hành thanh tra. Tại Thông báo Kết luận thanh tra số 1041/TB-TTCP ngày 26/6/2019, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Thanh tra Chính phủ cho rằng, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương chỉ định nhà đầu tư là Tập đoàn Lotte là chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đầu thầu và Luật Đất đai…
Trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020 và khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các dự án đầu tư, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thành phố đã có báo cáo Thủ tướng và đề xuất 2 phương án giải quyết cho dự án này.
Theo đó, phương án thứ nhất là thu hồi, tổ chức lựa chọn lại nhà đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành.
Phương án thứ hai là chấp thuận cho Công ty TNHH Lotte Properties HCMC tiếp tục triển khai dự án.
Theo UBND TP.HCM nhìn nhận, đây là trường hợp đặc biệt, đã được Thành phố tổ chức thực hiện quy trình chỉ định nhà đầu tư và được đa số các bộ, ngành thống nhất chủ trương cho phép tiếp tục thực hiện, nhưng không thể tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các nội dung nêu tại Kết luận Thanh tra số 1041/TB-TTCP ngày 26/6/2019 của Thanh tra Chính phủ.
Đồng thời, chính quyền Thành phố đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thủ tục giao thuê đất cho nhà đầu tư không thông qua đấu giá theo quy định tại điểm I, khoản 2, Điều 118, Luật Đất đai.
Cũng theo UBND TP.HCM, việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công của Thành phố, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, kích thích đầu tư xã hội, giúp kinh tế Thành phố sớm phục hồi hậu Covid-19…
Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là, sau khi đã được Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện Dự án Thủ Thiêm Eco Smart City, chủ đầu tư sẽ có những động thái cụ thể gì để đẩy nhanh tiến độ sau nhiều năm ngưng trệ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện chủ đầu tư khẳng định, tiến độ triển khai của Dự án đang được đẩy nhanh và sẽ có những kết quả rất cụ thể và quan trọng trong năm 2021.
“Chúng tôi đang chuẩn bị thủ tục tổ chức các cuộc họp với UBND Thành phố để bàn về các bước tiếp theo của Dự án”, đại diện của Lotte Properties HCMC thông tin. Cũng theo vị đại diện này, mục tiêu của chủ đầu tư là quy hoạch tổng thể 1/500 được phê duyệt và có được quyết định giao đất từ cấp có thẩm quyền trong năm nay.
-
Chỉ ưu đãi lãi vay khi mua nhà là chưa đủ vì giá nhà quá cao -
“Hiệu ứng cá mập” và sức hút của bất động sản vùng ven -
Thị trường Hà Nội: Biệt thự triệu đô cho thuê với giá “bèo” -
Sau gỡ vướng pháp lý, Khu C4 TP. Biên Hoà rộng hơn 1.500 ha vẫn bất động -
Môi giới viên “ngại” kiểm tra pháp lý bất động sản -
Tránh “bẫy” khi mua bất động sản nhờ ứng dụng công nghệ -
TP.HCM chốt tỷ lệ phần trăm các chi phí, lợi nhuận làm cơ sở định giá đất
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000