-
Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá” -
Thủ tục vẫn là rào cản với người mua nhà ở xã hội -
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản -
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới
Một trong các dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí. |
Vẫn còn tới hơn một nửa trong số 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí vẫn chưa hề nhúc nhích sau 1 năm Quốc hội yêu cầu xử lý.
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là báo cáo vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.
Tại Nghị quyết 74, Quốc hội yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến hàng trăm dự án, trong đó có 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí.
Kết quả rà soát, xử lý được Chính phủ tóm tắt là đang triển khai thực hiện 2 dự án; gia hạn tiến độ sử dụng đất 3 dự án; chấm dứt hoạt động 2 dự án; xem xét giao đất 1 dự án; còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định.
Chi tiết thực hiện nhiệm vụ này (được thể hiện tại phụ lục VI) cho thấy còn 6 dự án chưa có chút thông tin nào. Gồm cả hai dự án của TP.HCM là Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa và Dự án Khu đô thị Nam TP.HCM.
Tương tự, cả hai dự án của Bình Dương cũng chưa có động tình gì, là các dự án Khu dân cư Thương mại Dịch vụ Đông Bình Dương; Dự án Khu đô thị dịch vụ Thương mại Lai Hưng. Tỉnh Kiên Giang có dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương cũng ở tình trạng tương tự. Dự án Khu đô thị Công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi cũng chưa có thông tin gì về xử lý.
Một số dự án khác mới nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện như Dự án xây dựng Khu nhà ở đô thị Kim Hoa, Dự án Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Vàng (Hà Nội).
Trong số 2 dự án đang triển khai thực hiện có Dự án Khu phức hợp Vịnh Đầm - Công ty cổ phần Toàn Hải Vân (Kiên Giang). Thông tin được nêu là Công ty cổ phần Toàn Hải Vân được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Khu phức hợp Vịnh Đầm tại Công văn số 1123/KTCN ngày 12/10/2009, trong đó có mục tiêu đầu tư là xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công cộng.
Về tiến độ thực hiện, đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án khoảng 289,88 ha, tổng vốn đầu tư là 3.111,49 tỷ đồng (đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư 12.664 tỷ đồng).
Vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án Công ty đã giải ngân là 1.769 tỷ đồng đạt tỷ lệ 100 %; vốn đầu tư giai đoạn 2 của dự án, Công ty đã giải ngân tính đến tháng 6/2023 là 3.836 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40,15 %. Tổng vốn đầu tư đã giải ngân của dự án tính đến tháng 6/2023 cho 2 giai đoạn là 5.605 tỷ đồng, đạt 44,26%; dự án đang được tiếp tục triển khai.
Bên cạnh 19 dự án này, Quốc hội còn yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
Thẩm tra nội dung này khi Chính phủ gửi báo cáo lần đầu vào tháng 9/2023, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nội dung thông tin, số liệu báo cáo chưa rõ ràng, chưa làm rõ được việc phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý các sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án, cụm dự án này. Thông tin, số liệu báo cáo vẫn là tình hình chung, một số dự án thông tin cơ bản là các thông tin đã báo cáo Đoàn giám sát năm 2022.
Khi đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần làm rõ việc phân loại và kế hoạch, lộ trình thực hiện theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội.
Tại báo cáo vừa chính thức gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết sẽ giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án không hiệu quả hoặc lãng phí, chậm tiến độ, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nêu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án tránh thất thoát, lãng phí.
-
Hà Nội cam kết hoàn thành Dự án đường trục phía Nam trong năm 2025 -
Điểm đến sầm uất thay đổi bộ mặt thương mại - du lịch Đông Hà, Quảng Trị -
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững -
The Continental: Đẳng cấp từ 6 giá trị độc bản -
Sông Town - Bất động sản biển sở hữu lâu dài, viên kim cương quý giá bên Bãi Dài Cam Ranh -
D’Metropole Hà Tĩnh: Cất nóc thành công, khẳng định vị thế bất động sản cao cấp tại miền Trung -
Bài toán đầu tư condotel bền vững tại Đà Nẵng: Nghệ thuật của “vị trí” và “thời điểm”
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025