-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà |
Giải trình với các đại biểu Quốc hội về tình trạng lãng phí trong sử dụng đất đai trong 2 ngày thảo luận, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhắc tới các dự án chậm tiến độ, dự án treo.
“Trước đây thì chúng ta có 28.155 hecta, trong thời gian vừa qua chúng ta đã giải quyết được trên 10.000 hecta, như vậy hiện nay còn 18.000 hecta”, Bộ trưởng trao đổi về con số tuyệt đối diện tích đất đang nằm trong các dự án treo.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng Bộ trưởng nhắc tới 4 nguyên nhân chính.
Một là, do vấn đề chậm giải phóng mặt bằng. Hai là, do các quy hoạch đang thay đổi. Ba là, các nhà đầu tư đã lựa chọn là các nhà đầu tư kém năng lực nên không đầu tư được. Bốn là, trong quá trình mà xử lý thì các vấn đề về pháp luật đất đai, các pháp luật có liên quan có những điều khoản chồng chéo, nên có những dự án vi phạm quy định, có dự án đã có kết luận của thanh tra hoặc có bản tuyên án của Tòa án hoặc là ý kiến Ủy ban Kiểm tra.
Về giải pháp, Bộ trưởng giải trình, đối với các dự án hiện nay tồn tại, vướng mắc, khó khăn do lịch sử, Chính phủ đã lập một đề án để xử lý. Các dự án này tập trung ở 4 thành phố lớn, với gần 2.000 dự án đang vướng mắc. Phương án để xử lý đã được đưa ra để đề xuất với các cấp có thẩm quyền. Những vấn đề lớn sẽ báo cáo với Bộ Chính trị.
Cụ thể, từ nay đến năm 2024, sẽ ban hành các nghị quyết của Quốc hội, nếu đó là thẩm quyền của Quốc hội; ban hành nghị định của Chính phủ nếu là thẩm quyền của Chính phủ. Vấn đề nào liên quan địa phương thì theo thẩm quyền xử lý.
Sẽ xây dựng một cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay đối với 4 tỉnh, thành phố và sau đó sẽ xem xét để tính toán, xử lý các trường hợp ở các địa phương khác trong cả nước.
“Tất nhiên phải bám sát nguyên tắc. Một là, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Hai là, không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm. Ba là không làm ảnh hưởng đến bên thứ ba. Liên quan đến các dự án hiện nay là hàng nghìn các hộ dân”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm rõ.
Liên quan đến việc lợi dụng trong các chính sách đất đai, theo Bộ trưởng, Luật Đất đai sửa đổi sẽ tập trung rất cụ thể vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, vấn đề liên quan đến định giá và hầu hết các phương thức giao đất sẽ là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.
Hiện nay, quy định trong luật về khung giá, bảng giá và định giá cụ thể, mặc dù vậy khung giá và bảng giá vẫn không sát thị trường. Thêm vào đó là các cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập không đầy đủ, chính xác.
Lần này sẽ thay đổi cơ bản phương pháp định giá trên cơ sở chúng ta xây dựng những điều kiện khác để thực hiện như là các cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm giá đất, quy định về các hợp đồng, chế định trách nhiệm phải qua sàn giao dịch và đăng ký đối với người dân.
Tất cả những vấn đề sẽ phải được quy định trong luật và thay đổi một cách cơ bản phương pháp định giá mới.
Về các ý kiến liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, Bộ trưởng cũng cho biết, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi xác định đây là những đối tượng mà Nhà nước sẽ tạo quỹ đất và không thu tiền sử dụng đất. Mục tiêu là làm sao giá nhà xã hội, giá nhà ở sinh viên hợp lý...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì hiện nay trên phạm vi toàn quốc có 743.786.825 m2 đất đang để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, số tiền thu được rất thấp, chỉ có 286 tỷ đồng. Hiện nay, chỉ qua giám sát tại 7 địa phương thì đã có đến 1.739 dự án được coi là dự án treo, tương ứng với hơn 12.000 hecta đất, đó là một sự thật rất đau lòng và gây bức xúc đối với người dân.
"Nói về nguyên nhân, có nguyên nhân của hệ thống pháp luật và chúng ta sẽ bàn về vấn đề này khi thảo luận Luật Đất đai, ở đây tôi chỉ xin phép đề cập đến khía cạnh trách nhiệm quản lý nhà nước, có một thực tế đó là lối tư duy nhiệm kỳ là một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí đất đai rất lớn", đại biểu Mai nêu.
Qua giám sát, bên cạnh rất nhiều địa phương đang tích cực thu hồi những diện tích đất hoang hóa thì vẫn còn những địa phương cứ sau mỗi một nhiệm kỳ thì số lượng các dự án treo lại tăng thêm.
-
Flamingo Đại Lải Resort sắp khai trương bến du thuyền lớn nhất Việt Nam -
Phân khúc biệt thự - nhà liền kề: TP.HCM nóng rẫy, Hà Nội nguội lạnh -
Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng -
Xây dựng Khu hành chính tỉnh Hải Dương theo hình thức BT -
Giải bài toán đầu tư vào biệt thự biển Vinpearl Premium -
Bất động sản Phú Quốc hấp dẫn nhà đầu tư -
Giật mình số tiền đã huy động ở Dự án B5 Cầu Diễn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao