-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Trong danh sách 38 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng vào Philippines do Cục Hải quan Philippines cung cấp cho cơ quan điều tra, có 18 doanh nghiệp Việt Nam. |
Thương vụ Việt Nam tại Philippines vừa thông tin thêm về vụ việc Philippines khởi xướng điều tra sơ bộ theo biện pháp tự vệ đối với mặt hàng xi măng nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm trong vụ việc điều tra được xác định là sản phẩm xi măng theo các mã định danh thuế quan hài hòa chung trong Asean (AHTN – Asean Harmonised Tariff Nomenclature) là AHTN 2523.29.90 và AHTN 2523.90.00.
Vụ việc được Bộ Công thương Philippines khởi xướng điều tra sơ bộ theo quy định tại Điều 6, Luật điều tra tự vệ số 8800 trên cơ sở các thông tin ban đầu do Cục Hải quan Philippines và các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Philippines cung cấp cho thấy, sự gia tăng của xi măng nhập khẩu đã dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất xi măng trong nước.
Trong danh sách 38 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng vào Philippines do Cục Hải quan Philippines cung cấp cho cơ quan điều tra có 18 doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan điều tra (Bộ Công thương Philippines) sẽ đặt ra các câu hỏi và yêu cầu các doanh nghiệp có liên quan trả lời và cung cấp thông tin.
Theo thông tin sơ bộ của Cơ quan điều tra, trong giai đoạn 2019 đến 2024, có những thời điểm xi măng Việt Nam chiếm 98% trong tổng lượng xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines.
Xi măng Việt Nam nhập khẩu vào Philippines giai đoạn 2019 - 2024
Năm |
Tổng xi măng nhập khẩu của Philippines (triệu tấn) |
Xi măng nhập khẩu từ Việt Nam (triệu tấn) |
Chiếm % |
2019 |
5.331,854 |
4.232,387 |
79% |
2020 |
5.882,935 |
5.376,070 |
91% |
2021 |
6.894,860 |
6.381,001 |
93% |
2022 |
6.695,844 |
6.341,460 |
95% |
2023 |
7.013,358 |
6.878,572 |
98% |
2024 |
3.680,534 |
3.442,522 |
94% |
"Với thông tin như nêu trên, có thể thấy việc Bộ Công thương Philippines điều tra khởi xướng điều tra sơ bộ theo biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu từ một số nước vào thị trường Philippines, nhưng chủ yếu nhắm tới xi măng nhập khẩu từ Việt Nam", Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết.
Trước đây, Philippines cũng đã từng điều tra và áp thuế tự vệ tạm thời đối với xi măng Việt Nam, đồng thời điều tra chống bán phá giá đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam.
Đến năm 2022, mặc dù Ủy ban thuế Philippines kiến nghị tiếp tục áp thuế tự vệ đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam nhưng Bộ Công thương Philippines đã không đồng tình và quyết định không tiếp tục áp thuế tự vệ mà chỉ áp thuế chống bán phá giá đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việc Bộ Công thương Philippines lại tiếp tục khởi xướng điều tra tự vệ xi măng Việt Nam là một động thái mới nhằm tạo thêm gánh nặng thuế cho xi măng Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Philippines, qua đó bảo vệ ngành sản xuất xi măng trong nước. Điều này sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu xi măng của Việt Nam.
Nếu như trong điều tra chống bán phá giá, cơ quan điều tra phải điều tra đối với từng doanh nghiệp xuất khẩu và áp thuế chống bán phá giá riêng đối với từng doanh nghiệp thì trong điều tra tự vệ sẽ điều tra và áp thuế chung.
Sự khác biệt của điều tra tự vệ là trong điều tra tự vệ, phía Philippines sẽ điều tra và áp thuế đối với tất cả các nguồn xi măng nhập khẩu (quốc gia) và mức thuế áp cho các doanh nghiệp là như nhau (tức là các đoanh nghiệp bị áp cùng một mức thuế).
Đây chính là điểm mà các doanh nghiệp trong nước cần lưu ý để tập hợp lại cùng nhau có tiếng nói, chia xẻ thông tin nhằm đảm bảo tốt nhất lợi ích của ngành xi măng trong nước.
Nội dung chính của điều tra tự vệ là cơ quan điều tra xem xét đánh giá mức độ “thiệt hại nghiêm trọng” của ngành sản xuất trong nước do tác động của xi măng nhập khẩu, không điều tra cụ thể giá bán của từng doanh nghiệp xuất khẩu.
Vì vậy, phương án tốt nhất là Hiệp hội hoặc tổ chức của các doanh nghiệp ngành xi măng trong nước đứng ra tổ chức cho các doanh nghiệp cùng nhau xem xét, có tiếng nói chung với cơ quan điều tra của Philippines trong việc xem xét và phân tích các “thiệt hại nghiêm trọng” thực tế, và mối quan hệ nhân quả giữa những thiệt hại này với việc gia tăng khối lượng của xi măng nhập khẩu.
Cách làm này là chìa khóa để bảo vệ ngành xi măng trong nước trước cuộc điều tra tự vệ của cơ quan có thẩm quyền của Philippines.
-
Bốn yếu tố hàng đầu để lựa chọn mua nhà hậu Covid -
Ecopark đưa 8 công viên và gần 1.000 khu vườn lên giữa không trung -
Thành phố bán đảo du lịch, thương mại đẳng cấp thế giới ở Quy Nhơn -
Giới thượng lưu đang nhắm sản phẩm đầu tư nào? -
Bùng nổ sự kiện kick-off dự án Happy One Central với chủ đề “Comeback to the Roar” -
Tây Nam Bộ sắp có một “thành phố không ngủ” giữa lòng Hậu Giang -
Khó tin giữa Thủ đô: Ngang nhiên dựng rào bê tông chặn đứng đường dân sinh
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam