Xi măng Hướng Dương muốn có thêm mỏ nguyên liệu
Thế Hải - 03/07/2017 14:09
 
UBND tỉnh Ninh Bình đã có kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 16,39 ha núi đá vôi tại khu vực Hang nước 2, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng của Việt Nam.
Hiện, Như vậy, nguyên liệu đá vôi phục vụ cho sản xuất mới chỉ đủ cho dây chuyền 1 nhà máy (thiếu 1 triệu tấn đá/ năm cho dây chuyền 2). Hiện tại nhà máy đang phải mua nguyên liệu từ bên ngoài để đưa vào sản xuất.
Nguyên liệu đá vôi phục vụ sản xuất mới chỉ đủ cho dây chuyền 1 nhà máy, Xi măng Hướng Dương thiếu 1 triệu tấn đá/ năm cho dây chuyền 2, nên nhà máy đang phải mua nguyên liệu từ bên ngoài để đưa vào sản xuất.

Nhằm đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho 2 dây chuyền sản xuất xi măng của Nhà máy xi măng Hướng Dương, UBND tỉnh Ninh Bình đã có kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 16,39 ha núi đá vôi tại khu vực Hang nước 2, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng vủa Việt Nam.

Trước đề nghị của UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ Xây dựng đã có văn bản 1476/BXD-VLXD gửi UBND tỉnh Ninh Bình có ý kiến về việc bổ sung diện tích 16,39 ha núi đá vôi tại khu vực Hang Nước 2, xã Quang Sơn (thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 cho nhà máy xi măng Hướng Dương

Bộ Xây dựng cho biết, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Hướng Dương, tỉnh Ninh Bình công suất 1,8 triệu tấn xi măng/năm thuộc Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 và cho phép đầu tư xây dựng tại văn bản số 1904/TTg-CN ngày 30/11/2005.

Đến nay chủ đầu tư đã hoàn thành dự án và đi vào hoạt động sản xuất.

Về nguyên liệu phục vụ cho sẩn xuất, hiện tại nhu cầu đá vôi làm nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Hướng Dương là 2 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, cho đến nay Nhà máy xi măng Hướng Dương mới chỉ có 1 vùng nguyên liệu đá vôi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác, với tổng trữ lượng mỏ là 28.872.944 tấn; mỗi năm nhà máy chỉ được phép khai thác 1 triệu tấn/ năm, với thời gian khai thác là 30 năm.

Như vậy, nguyên liệu đá vôi phục vụ cho sản xuất mới chỉ đủ cho dây chuyền 1 nhà máy (thiếu 1 triệu tấn đá/ năm cho dây chuyền 2). Hiện tại nhà máy đang phải mua nguyên liệu từ bên ngoài để đưa vào sản xuất.

Để đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho 2 dây chuyền sản xuất xi măng của Nhà máy xi măng Hướng Dương. UBND tỉnh Ninh Bình đã có kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 16,39 ha núi đá vôi tại khu vực Hang nước 2, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng vủa Việt Nam.

Khu vực xin bổ sung quy hoạch hiện tại không thuộc vùng cấm, tạm hoạt động khoáng sản của tỉnh, không có công trình quân sự, di tích lịch sử văn hóa, nằm cách xa khu dân cư, không thuộc quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2013-2020.

Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 2909/BXD-VLXD ngày 23/12/2016 lấy ý kiến các Bộ: Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có ý kiến.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình làm rõ các ý kiến của Bộ Văn hóa - thể thao và Du lịch tại văn bản số 318/BVHTTDL-KHTC ngày 02/02/2017 và số 1454/BVHTTDL-KHTC ngày 11/4/2017; Bộ Quốc phòng tại văn bản số 5152/BQP-TM ngày 11/5/2017.

Sau khi nhận được ý kiến của UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản