Xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên thành trung tâm dịch vụ và du lịch
Như Chính - 14/12/2019 10:07
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia biển, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam; xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Phú Yên; có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả; làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc Khu kinh tế.

Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng với trọng tâm là các loại hình công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển. Xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trung tâm dịch vụ và du lịch cấp quốc gia và khu vực. Tạo điểm bứt phá về kinh tế - xã hội trong khu vực Nam Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trên cơ sở rà soát, kế thừa các yếu tố hợp lý của đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1712/QĐ - TTg ngày 23/10/2009, kết quả đầu tư và thu hút đầu tư trong thời gian qua, đề xuất các khu chức năng và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp cho Khu kinh tế.

Nội dung nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định số 44/2015/NĐ - CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Trong đó, cần đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng. Cụ thể, đánh giá, phân tích về vị trí, mối liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng liên tỉnh, vùng nội tỉnh; đánh giá về điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, địa chấn, khí hậu, các hiện tượng thời tiết đặc thù; đánh giá hiện trạng kinh tế  - xã hội, dân cư, lao động, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng xây dựng, hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, các chương trình, dự án đang triển khai có liên quan đến Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên được duyệt năm 2009; các đồ án, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới có liên quan đã được phê duyệt. Đánh giá sự phù hợp của các dự án đã, đang và dự kiến đầu tư; đánh giá hiện trạng đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên theo quy hoạch được phê duyệt năm 2009...

Phân tích, đánh giá vai trò, vị thế, tiềm năng và động lực phát triển, trong đó xác định các tiềm năng và động lực chính phát triển Khu kinh tế trên cơ sở nghiên cứu các dự báo, định hướng của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch ngành liên quan đến sự phát triển của Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Dự báo phát triển về kinh tế, xã hội, dân số, lao động và đất đai. Dự báo sự thay đổi của môi trường tự nhiên do sự tác động của đô thị hóa và phát triển kinh tế  - xã hội; dự báo nhu cầu sử dụng đất, quy mô các khu chức năng của Khu kinh tế theo từng giai đoạn; dự báo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng cho khu vực.

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội

Về hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ chức mạng lưới trung tâm gồm hệ thống trung tâm điều hành, quản lý toàn bộ Khu kinh tế, trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, tài chính, trung tâm dịch vụ công cộng, trung tâm thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở, trung tâm chuyên ngành khác.

Phân bố cơ sở đào tạo - dạy nghề, y tế của khu vực và của vùng. Xác định vị trí và quy mô các chợ, chợ đầu mối, trung tâm thương mại  - dịch vụ, trung tâm du lịch, công nghiệp, trung tâm sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ thủy hải sản kinh tế biển...

Về hệ thống giao thông: Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông kết nối đa phương tiện một cách thuận tiện giữa hệ thống giao thông đối nội với giao thông đối ngoại, tổ chức các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao của Khu kinh tế, đặc biệt là với khu vực cảng biển Bãi Gốc - Vũng Rô và sân bay Tuy Hòa.

Xác định mối liên kết trong chiến lược phát triển giao thông của Quốc gia, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng tỉnh Phú Yên về đường bộ, đường sắt và đường hàng không, các giải pháp kết nối với Quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 29, cao tốc Tây Nguyên, đường ven biển quốc gia và đường sắt Bắc - Nam. Phân tích mô hình phát triển mạng lưới giao thông, tổ chức phân loại, phân cấp các tuyến giao thông, điều chỉnh hướng tuyến của các tuyến đường  đảm bảo kết nối với các tuyến giao thông đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản