-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
Sôi động với dự án lớn
Trong tháng 6/2018, Công ty Bất động sản Nomura Real Estate (Nhật Bản) đã công bố mua 24% cổ phần Dự án cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP.HCM. Giá trị của thương vụ được bảo mật, nhưng theo giới phân tích, thương vụ này sẽ có số tiền chuyển nhượng rất lớn, vì thị trường bất động sản khu Nguyễn Huệ đang có giá giao dịch cao nhất TP.HCM hiện nay.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) đang là “thỏi nam châm” hút dòng vốn FDI vào bất động sản. Ảnh: Gia Huy |
Trước đó, đầu tháng 5/2018, UBND TP. Hà Nội đã nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện dự án đầu tư thành phố thông minh của các nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư Nhật Bản là Sumitomo Corporation. Dự án có quy mô 271,82 ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 94.348 tỷ đồng (tương đương 4,138 tỷ USD). Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (625,4 triệu USD), riêng Sumitomo góp 50%.
Cũng trong tháng 5, thị trường bất động sản tiếp tục đón nhận dòng vốn FDI tại các dự án Lotte Mall Hà Nội, tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư; Laguna Lăng Cô của nhà đầu tư Singapore tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD…
Cuối tháng 4/2018, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã NLG) cùng hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties Corp. và Nishi Nippon Railroad đã ký kết hợp tác đầu tư Dự án Khu đô thị Akari (Akari City), tại quận Bình Tân, TP.HCM. Theo thỏa thuận, hai nhà đầu tư Nhật Bản và Nam Long góp vốn theo tỷ lệ 50 - 50 để thực hiện dự án có diện tích 8,5 ha với tổng mức đầu tư khoảng 7.676 tỷ đồng này.
Cuộc đổ bộ của dòng vốn FDI được cho là tập trung chủ yếu vào thị trường Hà Nội và TP.HCM. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2018, Thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 83 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 486,53 triệu USD. Trong đó, dự án bất động sản chiếm 25,5%.
Chưa nổi bật
Theo giới quan sát và các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam theo 3 phương thức chủ yếu là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư này đều lựa chọn phân khúc bất động sản cao cấp bởi đây là phân khúc họ có nhiều lợi thế nhất.
Dòng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường bất động sản được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng đến từ việc Nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhà ở; đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư, kinh doanh bất động sản tương tự nhà đầu tư trong nước. Cùng với đó, kinh tế tăng trưởng vững chắc, nhiều doanh nghiệp Việt có năng lực và uy tín thương hiệu, tầng lớp trung lưu tăng mạnh… cũng là các lý do được các nhà đầu tư nước ngoài nhắc tới khi đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, dòng vốn FDI đổ vào bất động sản dù tăng liên tục, nhưng hàng chục năm qua vẫn chỉ loanh quanh ở góp vốn, mua cổ phần và tập trung ở dự án chung cư cao cấp hoặc bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi đó, những phân khúc khác như nhà ở xã hội, tái định cư hay sửa chữa, xây mới nhà chung cư cũ, di dời nhà ven kênh, nhà cho người có thu nhập thấp… lại không xuất hiện vốn FDI.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam, việc rót vốn vào thị trường bất động sản đã được các nhà đầu tư ngoại tính toán rất kỹ và họ thường chọn các phân khúc sinh lời cao. Ngay cả việc bắt tay với đối tác doanh nghiệp nội để triển khai dự án cũng là một cuộc tìm hiểu, điều tra rất kỹ.
“Dù TP.HCM đã trải thảm đỏ mời các doanh nghiệp ngoại rót vốn đầu tư các dự án xây mới chung cư cũ, nhà ở xã hội, di dời nhà ven kênh…, nhưng vẫn không hút được một doanh nghiệp ngoại nào bỏ vốn vì họ không thấy lợi nhuận ở đây”, ông Khương nói.
Các doanh nghiệp Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông và Trung Quốc đang là những nhà đầu tư dẫn đầu về hoạt động đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Thông qua việc kết hợp với các nhà phát triển trong nước, danh mục đầu tư của các doanh nghiệp đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ này đang ngày càng mở rộng.
-
Từng bước mở rộng không gian du lịch tại Hội An -
Lý do khiến shophouse “2 trong 1” trở thành hàng hiếm được săn đón tại Quảng Trị -
Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên đón lượt khách “khủng” 100.000 người ngày khai trương -
Thanh Hóa bùng nổ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng biển thu hút tiềm năng đầu tư vượt trội -
Ecopark: Chủ đầu tư tiên phong kiến tạo không gian sống xanh lớn bậc nhất Việt Nam -
Đà Nẵng thông tin về tiến độ hai dự án được giao đất từ rất lâu nhưng chậm đầu tư -
Giá chung cư tiếp tục lập đỉnh, dự án căn hộ nào đang “hot” bậc nhất thị trường?
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn