-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Đã qua giai đoạn thăm dò
Từ nhiều năm qua, nhà đầu tư Nhật Bản đã khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam qua 3.411 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 44 tỷ USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản đã vươn lên vị trí số 1 trong số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với vốn đăng ký là 5,08 tỷ USD, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư.
Mặc dù không xa lạ gì với thị trường Việt Nam, nhưng riêng lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư Nhật Bản lại khá dè dặt khi rót vốn vào các dự án, nhất là bất động sản nhà ở, khu đô thị. Các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group… chỉ thực sự tăng cường dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này khoảng 1 năm trở lại đây. Trước đó, bất động sản là nhà ở, khu đô thị là lĩnh vực hầu như không có sự hiện diện của nhà đầu tư Nhật Bản.
Phối cảnh Dự án Fuji Residence |
Nguyên nhân, theo bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, các nhà đầu tư Nhật Bản rất thận trọng. Những thương vụ đầu tiên thường chỉ mang tính chất thăm dò thị trường cũng như xác thực năng lực của đối tác Việt Nam. Nếu thị trường có triển vọng và minh bạch, đối tác Việt Nam chứng tỏ được năng lực triển khai dự án, thì sau đó, đối tác Nhật Bản sẽ tiến hành các thương vụ tiếp theo một cách hết sức nhanh chóng.
Bà Hương lấy ví dụ, tại Dự án Mizuki Park (quận Bình Chánh, TP.HCM) và Dự án Kikyo Residence, Fuji Residence (quận 9, TP.HCM), trong vòng 8 tháng trở lại đây, 2 đối tác Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã mua thêm 50% vốn đầu tư tại các dự án này (với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng) từ Công ty Nam Long sau thương vụ đầu tư thử nghiệm tại Dự án Flora Anh Đào hồi đầu năm 2016 thành công.
“Khi đã thực hiện dự án đầu tiên thành công, thì các dự án tiếp theo với đối tác Nhật Bản sẽ nhanh hơn nhiều, bởi các bên đã có công thức tính toán đi đến quyết định hợp tác đầu tư một cách thích hợp”, bà Hương cho biết.
Những thương vụ nối tiếp
Thương vụ đầu tiên thu hút sự chú ý của giới đầu tư bất động sản Việt Nam với dòng vốn đầu tư đến từ Nhật Bản trong vòng 2 năm trở lại đây là việc Tập đoàn Mitsubishi đã đầu tư 290 triệu USD để cùng Tập đoàn Bitexco thành lập liên doanh phát triển nhà ở tại Dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội). Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên, Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh để cùng phát triển 240 căn nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng với 1.036 căn hộ.
Đến tháng 9/2016, Công ty TNHH Kajima Overseas Asia (Nhật Bản) đã chi 500 triệu USD cùng Indochina Capital thành lập Liên doanh Indochina Kajima Development (ICC-Kajima) để đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 năm tới.
Mới đây nhất, Sanyo Home cũng chính thức đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc hợp tác với Công ty Tiến Phát (thuộc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình - HBC) để đầu tư Dự án Ascent Lakeside tại quận 7; trong khi Sumitomo sẽ đầu tư vào Dự án Khu đô thị Nhật Tân - Nội Bài (Hà Nội) cùng Tập đoàn BRG (Việt Nam).
Theo ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group, với dân số hơn 93 triệu người, thu nhập đang tăng lên, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đặc biệt, mỗi năm riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có từ 50.000 - 60.000 hộ gia đình mới, nhu cầu tạo lập nhà ở của đối tượng khách hàng trẻ là rất lớn.
“Giống như Nhật Bản hơn 30 năm trước, phân khúc nhà ở trung bình tại Việt Nam sẽ rất phát triển, vì thế, chúng tôi tập trung vào phân khúc này và muốn tìm thêm đối tác để hợp tác ở thị trường Việt Nam, có thể tham gia đầu tư cả sản phẩm nhà đất”, ông Toshihiko Muneyoshi cho biết.
Các thông tin về xu hướng M&A trong lĩnh vực bất động sản là một trong những chủ đề được các chuyên gia trong nước và quốc tế bàn thảo tại Diễn đàn M&A 2017 tổ chức ngày 10/7/2017 tại TP.HCM. Quý độc giả tham khảo thêm thông tin về Diễn đàn:
Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) ngày 10/8/2017, với chủ đề “Tìm bước đột phá”.
Đây là sự kiện thường niên lớn nhất về hoạt động M&A doanh nghiệp và kết nối đầu tư tại Việt Nam, quy tụ 500 khách tham dự là các nhà làm chính sách, các chuyên gia uy tín, lãnh đạo các doanh nghiệp.
Bên cạnh Hội thảo chuyên sâu về hoạt động M&A tại Việt Nam với chủ đề “Tìm bước đột phá”, Gala Dinner và vinh danh các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu năm 2016- 2017, Diễn đàn sẽ Phát hành Đặc san “Toàn cảnh thị trường M&A doanh nghiệp Việt Nam năm 2017” và tổ chức khóa đào tạo cao cấp về chiến lược M&A.
-
Bốn yếu tố hàng đầu để lựa chọn mua nhà hậu Covid -
Ecopark đưa 8 công viên và gần 1.000 khu vườn lên giữa không trung -
Thành phố bán đảo du lịch, thương mại đẳng cấp thế giới ở Quy Nhơn -
Giới thượng lưu đang nhắm sản phẩm đầu tư nào? -
Bùng nổ sự kiện kick-off dự án Happy One Central với chủ đề “Comeback to the Roar” -
Tây Nam Bộ sắp có một “thành phố không ngủ” giữa lòng Hậu Giang -
Khó tin giữa Thủ đô: Ngang nhiên dựng rào bê tông chặn đứng đường dân sinh
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam