Vật liệu xây không nung rộng cửa tiêu thụ mạnh
Thế Hải - 02/02/2018 14:30
 
Từ 1/2/2018, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung tại các công trình xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh phải đạt 100%, các khu đô thị loại 3 phải đạt tối thiểu 70%.
Khả năng cung ứng vật liệu xây không nung tiếp tục gia tăng nhờ các Dự án đầu tư mới của DN, đón cơ hội thị trường từ Thông tư 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Khả năng cung ứng vật liệu xây không nung tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nhờ các dự án đầu tư mới của DN, đón cơ hội thị trường từ Thông tư 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Theo Thông tư số 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2018 (thay thế Thông tư số 09/2012/TT-BXD), các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây dựng với tỷ lệ theo từng địa bàn.

Cụ thể, Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh phải sử dụng 100%; các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ, vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu còn lại sử dụng tối thiếu 70%; các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 50%.

Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Theo ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), việc áp tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng là cần thiết nhằm đưa loại vật liệu xanh thay thế gạch đất sét nung, giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than…

Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 20 tỷ viên gạch, gồm gạch vỉa hè, gạch terrazzo, gạch men, gạch granite... Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 50 tỷ viên/1 năm.

Sử dụng gạch đất nung sẽ gây tiêu tốn rất nhiều đất sét, ảnh hưởng lớn tới diện tích đất canh tác và an ninh lương thực, nên việc sử dụng gạch không nung phải được triển khai nghiêm tại các dự án xây dựng.

Quan trọng hơn, quy định về áp tỷ lệ sử dụng loại vật liệu xây không nung sẽ kích cầu tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung cũng như tăng đầu tư mở rộng sản xuất.

Một trong những doanh nghiệp đó là Công ty cổ phần Gạch Khang Minh đã có động thái gia tăng năng lực cung ứng bằng việc khởi công xây dựng nhà máy xuất gạch không nung xi măng cốt liệu số 2 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ giữa năm 2017.

Nhà máy số 2 có công suất sản xuất trên 300 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, bằng 150% sản lượng hiện tại của nhà máy số 1.

Công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà máy số 2 sẽ hoàn thiện giúp Gạch Khang Minh có thể cung cấp cho thị trường trên 35 triệu viên quy tiêu chuẩn/tháng, trên 420 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, giúp Công ty  giữ ổn định giá bán và phục vụ được nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm.

Trước đó, Khang Minh đã đầu tư xây dựng nhà máy số 1 gồm 6 dây chuyền với tổng công suất trên 200 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.

Sản phẩm chính của Khang Minh là gạch không nung xi măng cốt liệu, với hơn 30 mẫu mã kích thước khác nhau, phục vụ đa dạng khối xây và linh hoạt trong thiết kế thi công công trình. Thị trường chính của Gạch Khang Minh là Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương...

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản