-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Chất lượng công trình kém, thiếu thốn dịch vụ, tiện ích chính là lý do khiến nhà tái định cư bị người dân ngó lơ. Ảnh: Việt Dũng |
Chất lượng kém, tiện ích thiếu
Hiện nay, TP.HCM đang dốc sức thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, nên số lượng hộ dân phải di dời là rất lớn. Chẳng hạn, để thực hiện chương trình chỉnh trang kênh rạch, Thành phố phải giải tỏa và di dời hơn 22.000 hộ dân, còn với chương trình xây dựng lại các chung cũ, hơn 20.000 hộ dân phải di dời. Bên cạnh đó, để phục vụ cho các công trình trọng điểm khác như các tuyến metro, các tuyến đường vành đai, chương trình chống ngập…, hàng ngàn hộ gia đình khác cũng thuộc trong diện phải di dời.
Để chuẩn bị cho công tác này, TP.HCM đã chuẩn bị sẵn quỹ nhà tái định cư cho những hộ nằm trong vùng giải tỏa. Đây được coi là điều cần thiết và đúng đắn, nhưng đa số các dự án này đều bị người dân ngó lơ.
Đơn cử, tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, trước đây từng là một dự án tái định cư lớn nhất Thành phố với gần 2.000 căn hộ và 500 nền, nhưng đến nay, mới chỉ có khoảng 250 gia đình đến ở.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đầu tư Bất động sản, hầu hết các hộ dân ở đây đều là người dân ở khu vực giải tỏa để thực hiện các dự án cải tạo môi trường, kênh thoát nước, công việc chủ yếu là lao động chân tay. Tuy nhiên, từ khi chuyển tới ở chung cư, công việc của họ không còn nữa.
“Chúng tôi ở đây chủ yếu là dân lao động nghèo, ít chữ. Trước kia chỉ biết lao động tay chân và nhặt nhạnh sống qua ngày, cuộc sống tuy bấp bênh, nhưng cũng có thu nhập. Từ khi tới ở đây thì công việc bị thay đổi hoàn toàn, gần như không còn nữa”, một người dân sống tại chung cư cho hay.
Ngoài ra, chất lượng công trình nhiều khu tái định kém, kết nối giao thông không thuận tiện, thiếu tiện ích thiếu yếu. Chẳng hạn, Chung cư tái định cư Chu Văn An tại quận Bình Thạnh, dù mới đưa vào sử dụng được 2 năm, nhưng hiện nay tại một số căn hộ đã xuất hiện những vết nứt trên tường nhà khiến người dân luôn trong trạng thái lo sợ, bất an. Trong khi đó, tại khu Vĩnh Lộc B, người dân muốn đi vào trung tâm thành phố là quá xa và thường xuyên bị kẹt xe. Trong khi các tiện ích xung quanh như chợ, trường học, khu vui chơi… vẫn chưa hoàn chỉnh.
Chị Lan, ngụ tại Block B1.1 Khu tái định cư Vĩnh Lộc B tâm sự: “ Trước nhà tôi ở bờ kênh quận 8, chồng làm phụ hồ, còn tôi làm thuê cho quán phở gần đó. Giờ về đây ở, còn các công trình chồng làm vẫn bên quận 8, thành ra ngày phải đi làm xa, vừa mệt vừa tốn kém tiền xăng xe”.
Thậm chí, Khu tái định cư Bình An (quận 2), dù có vị trí gần trung tâm Thành phố hơn, được coi là một khu chung cư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng và tiện ích xã hội, nhưng dân vẫn chưa vào ở hết.
Làm gì để thu hút dân?
Ngoài các lý do về chất lượng, tiện ích…, một điều nữa khiến người dân vẫn e ngại khi tới ở chung cư là chi phí hàng tháng tại chung cư cao. Ở chỗ cũ, họ không phải trả những chi phí cộng thêm đó, còn những hộ ở các chung cư cũ, chi phí cũng thấp, chỉ phải trả tiền rác, gửi xe…
Để thu hút người dân vào sống tại các khu tái định cư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, các khu tái định cư cần bố trí gần địa bàn cũ họ sinh sống. Ngoài ra, cần phải chú trọng tới cuộc sống thực tiễn của người dân, vì hầu hết những người ở tái định cư là những người lao động chận tay, buôn bán hàng rong, nên thay vì xây chỗ để xe hơi, thì khu tái định cư phải làm chỗ cho người dân để đồ phục vụ cuộc sống của họ. Người dân cần một cái chợ để mua bán, chứ không phải một siêu thị, hay trung tâm thương mại.
“Để không bị bỏ hoang như hiện nay, trước khi xây dựng khu tái định cư, chủ đầu tư phải khảo sát xã hội học thật kỹ, phải tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người ta như thế nào. Còn đứng về Thành phố, cần phải ưu tiên tái định tại chỗ nếu có thể, hoặc trong khu vực giáp danh. Còn nếu đưa người dân ra một địa điểm hoàn toàn mới, thì phải hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cơ hội việc làm để họ mưu sinh, hỗ trợ di dời… Ngoài ra, phải phát triển các tiện ích xã hội để phục vụ cuộc sống của người dần sau tái định cư”, ông Châu nhấn mạnh.
-
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chạy đua giải phóng hàng tồn kho -
Doanh nghiệp địa ốc tung chiêu hút khách hàng cuối năm -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025