-
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
Chia sẻ về những điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam 2023, TS.Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho hay, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã vào cuộc rất quyết liệt để mong muốn là hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả hơn nữa.
Tuy nhiên, trong cộng đồng doanh nghiệp và một số thông tin đang hiểu chưa đúng về thông điệp của Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
“Cần phải hiểu đúng hơn về thông điệp của Thủ tướng, chứ không phải Chính phủ bỏ rơi doanh nghiệp. Đây là cách hiểu phiến diện, tiêu cực… Chúng ta không nên tranh luận với nhau về câu chữ”, TS.Cấn Văn Lực nói.
TS.Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia. |
Lý giải thêm về vấn đề này, ông Lực cho biết, ý sâu xa của Thủ tướng là muốn nhắc nhở doanh nghiệp bất động sản là trong bài toán kinh doanh của mình thì phải tính toán thận trọng hơn, phù hợp hơn với năng lực về tài chính, năng lực quản lý, rủi ro, năng lực quản trị của mình để tránh hiện tượng tự mình phải làm khó bản thân mình.
Và đương nhiên là doanh nghiệp phải chủ động để giải quyết những cái gì trong khả năng của mình. Ví dụ cơ cấu lại sản phẩm, sẵn sàng bán tài sản của mình với mức độ chiết khấu nhất định để có thể tháo gỡ khó khăn; hoặc là đàm phán với trái chủ, rồi đàm phán với các chủ nợ.
“Tôi lấy ví dụ như là Tập đoàn Novaland, họ cũng đã và đang phải chủ động giải quyết theo hướng đó, còn cái gì vượt quá tầm doanh nghiệp. Ví dụ liên quan đến cơ chế chính sách thì rõ ràng là Chính phủ sẽ có những quyết sách để giải quyết. Như vậy, đây là bài toán đồng hành giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp”, ông Lực nói.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo rất nhiều những nghị định, chỉ thị, quyết sách quan trọng để nhằm tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản. Đồng thời cũng tập trung vào những vấn đề liên quan đến pháp lý, liên quan đến vốn, liên quan đến quan hệ cung cầu và giá cả.
Với tất cả những cơ chế, chính sách, công thêm động thái hành động của Chính phủ, các bộ, ngành thời gian vừa qua và sắp tới. TS.Cấn Văn Lực cho rằng, nếu nghiêm túc thực hiện thì có thể là giúp cho thị trường vượt qua được khó khăn của giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, cần phải có sự đồng bộ cùng với những yếu tố bên ngoài khác. Ví dụ như phải đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh đầu tư công…
Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều ý tưởng và chính sách thì nên phân rõ thứ tự ưu tiên thực hiện. Cái nào ngắn hạn, cái nào trung và dài, cái nào làm trước hay cái nào làm sau… Như vậy thị trường bất động sản sẽ khả quan hơn trong thời gian tới.
Đơn cử, đầu tiên là cần phải sớm giải quyết các vấn đề về pháp lý, những cái gì mà ở các cấp có thẩm quyền khác nhau giải quyết được thì phải sớm giải quyết.
Thứ hai là cần phải giải quyết tốt hơn về câu chuyện nguồn vốn, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Phải ưu tiên giải quyết, đảm bảo ổn thỏa thì doanh nghiệp mới có thể vượt qua được giai đoạn rất khó khăn hiện nay. Đặc biệt là đối với một số doanh nghiệp bất động sản.
Thứ ba là phải đẩy mạnh, nhanh hơn nữa việc giải ngân đầu tư công. Từ đó sẽ tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở hạ tầng cũng như là cải cách các tồn đọng về vốn giữa các doanh nghiệp xây lắp với nhau.
Vấn đề cuối cùng là cần phải có những biện pháp, chính sách về tín dụng. Ví dụ để kích cầu, tức là tập trung vào đối tượng mua nhà rồi tập trung các doanh nghiệp xây dựng. Qua đó sẽ tăng lực cầu cho thị trường.
“Về lâu dài, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần phải quan tâm để điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường cho tốt hơn. Tiếp đến là để giá bất động sản phải sát hơn so với nhu cầu và cái khả năng thu nhập của người dân tại Việt Nam”, TS.Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
-
Liên minh với "đại gia", hồ Hoà Bình vươn mình hút khách ngoại -
Chỉ đạo mới của Bình Định liên quan đến dự án tại Phân khu số 2, 4, 9 -
Quận Bắc Từ Liêm có thêm dự án cao cấp tại khu đô thị Tây Hồ Tây -
Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp -
Sức hút khó cưỡng từ Phoylicia City : An cư lý tưởng, đầu tư thịnh vượng, tích sản truyền đời -
Chính thức giới thiệu Masteri Grand Avenue - dự án thuộc bộ sưu tập Masteri Collection tại Vinhomes Global Gate -
Bình Thuận quy hoạch 48,39 ha đất tuyến đường Võ Nguyên Giáp để đấu giá
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam