-
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng
Điểm mặt dự án treo dài hạn
Trong danh sách này có khá nhiều dự án đình đám như Dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm Trống Đồng (quận 1); Dự án Khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão; Dự án Khu phức hợp Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế; Dự án Khu nhà chung cư Phú Mỹ Hưng… Đây đều là những dự án nằm ở trung tâm Thành phố, nhưng chủ đầu tư không thực hiện.
TP.HCM đang “đau đầu” vì việc thu hồi đất chưa có lời giải |
Ngoài ra, Thành phố còn hàng ngàn dự án treo nhiều năm khác, như Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) có tổng diện tích toàn khu gần 427 ha, bị treo tới nay là 27 năm.
Hay như Khu đô thị Sing Việt, được chấp thuận từ năm 1997, với quy mô 331 ha tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), nhưng phải đến 10 năm sau (năm 2007), UBND Thành phố mới có quyết định thu hồi đất và tới nay, lại tiếp tục hơn 10 năm nữa, dự án này vẫn “án binh bất động”…
Các dự án treo là do chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện khiến dự án kéo dài, hoặc thay đổi quy hoạch dẫn đến dự án không thể triển khai…
Theo UBND TP.HCM, trong thời gian từ năm 2012 đến tháng 11/2017, Thành phố đã rà soát 1.269 dự án với tổng diện tích 18.930 ha, xử lý điều chỉnh cắt giảm quy mô, diện tích 10 dự án với tổng diện tích cắt giảm 33,84 ha.
Thành phố cũng đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án, với tổng diện tích là 5.915 ha.
Tuy nhiên, đến nay, Thành phố vẫn còn 927,4 ha đất, 13.930 căn hộ và nền đất đã được hình thành trong nhiều năm nhưng chưa sử dụng.
Bài toán thu hồi dự án treo cần lời giải
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 02/2014/NQ-CP và Nghị quyết 80/2017/NQ-CP của Chính phủ trong quản lý đất đai, hiện tại TP.HCM có trên 4.800 dự án đưa vào quy hoạch tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo quy định, hàng năm phải lập kế hoạch sử dụng đất, tức trong số 4.800 dự án, dự án nào qua kiểm soát đủ điều kiện về vốn, năng lực chủ đầu tư… sẽ đưa vào kế hoạch sử dụng đất của năm đó để triển khai.
“Như vậy, khi đưa một dự án vào kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ đầy đủ pháp lý, từ chủ trương đầu tư cho đến nguồn lực về vốn. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại, Sở đã phát hiện nhiều dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ 3 năm nay, nhưng chủ đầu tư không triển khai, giống như “xí đất” rồi để đó, Thành phố buộc phải đưa ra khỏi kế hoạch”, ông Thắng nói.
Tuy nhiên, ông Thắng cho biết, hiện nay Thành phố đang “đau đầu” vì việc thu hồi đất chưa có lời giải. Cụ thể về việc 180 dự án chậm triển khai, cơ quan chức năng đang tiến hành xem xét cụ thể từng dự án. Chẳng hạn, trong 3 năm, nhưng có dự án chỉ bồi thường được 10%, cũng có dự án bồi thường được 80%, do đó phải ưu tiên giữ lại dự án đã bồi thường nhiều. Khi thu hồi dự án, với phần đất đã bồi thường, chủ đầu tư có thể lập dự án mới nếu phù hợp với quy hoạch.
Trước một số ý kiến cho rằng, các cuộc thanh tra, kiểm tra khiến việc thực hiện dự án bị chậm, ông Thắng cho biết, thực chất của nhiều dự án chậm tiến độ là do những bất cập của quy định pháp luật, cần phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
“Thí dụ, khi cổ phần hóa doanh nghiệp, tài sản trên đất là của doanh nghiệp, còn đất là của Nhà nước. Khi doanh nghiệp muốn chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án thương mại, xây nhà, theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước phải thu hồi đất để đấu giá, nhưng tài sản trên đất là của doanh nghiệp, làm sao thu hồi được. Phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền để có hướng dẫn rõ ràng”, ông Thắng cho biết.
Đến khu Bình Quới - Thanh Đa, nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ khi giữa thành phố phát triển, hiện đại, lại có khung cảnh đồng quê với cây cối um tùm, ao hồ chằng chịt, đường làng quanh co.
Người dân ở đây cho biết, Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã treo 27 năm nay, nên đường sá, cầu cống xuống cấp không có ai sửa chữa. Nước thải đổ ra những lô đất trống rồi ứ đọng thành từng vũng lớn. Mùa mưa, rác thải nổi lềnh bềnh khắp nơi…
-
Đà suy giảm tăng trưởng ngành bất động sản TP.HCM đã chậm lại -
Bết bát phân khúc nhà phố, biệt thự tại Đà Nẵng -
Hai luồng ý kiến về thời hạn sử dụng nhà chung cư -
Lo chung cư mini sẽ phát triển rầm rộ -
Giao hay không giao Tổng Liên đoàn Lao động là chủ đầu tư nhà ở xã hội? -
Quy định đất ở mới được làm dự án: “Khó” cho doanh nghiệp, khó cho thị trường? -
Vẫn khó “chốt” quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025