-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Tiêu thụ vật liệu xây dựng "ế ẩm"vì cầu yếu, thị trường bất động sản đóng băng. |
Trước tình trạng vật liệu xây dựng "ế ẩm", 8 Hội và Hiệp hội, gồm: Hội Xây dựng Việt Nam, Xi măng, bê tông, kính xây dựng, gốm sứ xây dựng, thép...đã tổ chức Tọa đàm “Thị trường vật liệu xây dựng - Những điểm nghẽn và giải pháp”.
Tồn kho gốm sứ, xi măng, kính xây dựng tăng cao
Ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam miêu tả: “Thị trường gốm sứ xây dựng trong nước bị tê liệt, suốt từ năm 2021 và đặc biệt trong các tháng đầu năm 2023”.
Từ năm 2021 đến nay sản xuất và kinh doanh đã sụt giảm 30 – 35%, đặc biệt là năm 2022 và quý I/2023 hầu như đóng băng, tê liệt cả trong sản xuất và lưu thông.
"Dù sản lượng sản xuất chỉ đạt khoảng 50 – 60% nhưng tồn kho nội địa tới 18 – 20% sản phẩm không tiêu thụ được, các doanh nghiệp liên tục phải giảm sản xuất", ông Huy nói.
Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, dân thiếu việc làm, lãi suất ngân hàng cao, thuế cao so với điều kiện thực tế nên thị trường vật liệu xây dựng hầu như ngưng trệ.
Ông Huy cho rằng, nếu không được tháo gỡ nguy cơ phá sản của một lượng đáng kể doanh nghiệp gốm sứ xây dựng là hiện hữu.
Thị trường bất động sản khan hiếm dự án mới, giải ngân đầu tư công chưa như kỳ vọng…những điều này đã hẹp cửa tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng.
Ngành kính xây dựng cũng đang trong cảnh khó chưa từng thấy. Doanh thu toàn ngành 6 tháng đầu năm 2023 ước giảm 70-80% so với cùng kỳ, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục.
Tại các tỉnh thành lớn, nhiều dự án đang thi công bị dừng hoặc chủ đầu tư mất khả năng thanh toán cho nhà thầu gia công kính xây dựng, nhà thầu lắp đặt kính xây dựng và các cấu kiện khác (các loại cửa sổ, cửa đi, mặt dựng), do vậy các doanh nghiệp
khối gia công và khối lắp đặt kính xây dựng không thu được nợ dẫn tới khó khăn chồng khó khăn.
Hiện, lượng tồn kho lũy kế các năm của các doanh nghiệp kính vào khoảng 6 tháng sản xuất.
Lượng tiêu thụ của khối doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng từ 2019 đến 2023
Năm |
Lượng tiêu thụ (triệu m2 QTC) |
2019 |
298 - 333 |
2020 |
210 - 228 |
2021 |
182 - 203 |
2022 |
179 - 213 |
2023 (5 tháng đầu năm) |
54 - 82 |
Số liệu của Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam, tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất kính xây dựng khoảng 5.900 tấn/ngày tương đương 415 triệu m2 QTC/năm, trong đó kính xây dựng sản xuất theo công nghệ nổi (kính nổi) là 3.370 tấn/ ngày (tương đương 235 triệu m2 QTC/năm) và kính xây dựng sản xuất theo công nghệ cán (kính cán) là 850 tấn/ngày (tương đương 60 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm), kính xây dựng siêu trắng 1.680 tấn/ngày (tương đương 120 triệu m2 QTC/năm).
Với đặc thù dư cung lớn, tiêu thụ nội địa những năm gần đây gần như không tăng, xuất khẩu giảm mạnh từ năm 2022 đến nay, ngành xi măng đang đối diện với tình thế không hề dễ thở hơn gốm sứ hay kính xây dựng.
Tổng công suất thiết kế (đang vận hành) đối với clinker là 90 triệu tấn/năm; xi măng là 112 triệu tấn/năm, với tổng số 83 dây chuyền công nghệ đang vận hành
Ông Lương Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay, tiêu thụ xi măng 5 tháng đầu năm 2023 đã giảm 20% so với cùng kỳ do nhu cầu thị trường sụt giảm rất mạnh, bao gồm cả nội địa lẫn xuất khẩu.
Chỉ ra nguyên nhân khiến xi măng khó tiêu thụ, ông Long nói, điểm nghẽn lớn nhất là sự nghẽn đầu ra, trong đó có sự tắc nghẽn trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Chi phí đầu vào và logistic tăng làm giảm sức cạnh tranh. Ngoài ra, thuế xuất khẩu clinker tăng thêm 5% từ đầu năm nay cũng một phần giảm sản lượng xuất khẩu.
Ngành thép cũng không khá hơn. Nhu cầu thép yếu tại hầu hết các khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm.
Hơn một năm qua, các doanh nghiệp ngành thép cũng vật lộn với khó khăn, lợi nhuận sụt giảm. Cụ thể, sản xuất thép thô 4 tháng đạt 5,998 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022; Tiêu thụ đạt 6,142 triệu tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu thép thô giảm 78% so với cùng kỳ 2022 với sản lượng xuất khẩu là 518.000 tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), riêng tháng 04/2023, các đơn vị đã điều chỉnh giá bán thép xây dựng 3 lần, với tần suất giảm 01 lần/01 tuần, nhưng sức tiêu thụ của thị trường vẫn rất yếu
Kiến nghị nhiều giải pháp
Với tình hình thị trường xây dựng, bất động sản trong nước như hiện tại, các ngành sản xuất xi măng, kính, gốm sứ, bê tông…đồng loạt cho rằng phải khơi thông các điểm nghẽn kịp thời để các ngành này đẩy mạnh bán hàng, duy trì sản xuất, tránh hệ lụy đóng cửa nhà máy.
Các hiệp hội đề nghị Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công để đạt 95 – 100% của kế hoạch năm 2023. Chú trọng khơi thông dòng vốn cho bất động sản, nhất là bất động sản công nghiệp, bất động sản nhà ở và khẩn trương đơn giản thủ tục cho gói 120.000 tỷ để dân được vay vốn kịp thời.
Mục đích để doanh nghiệp có dòng vốn hoạt động, trong điều kiện dù giá bán sản phẩm có thể thấp nhưng doanh nghiệp vẫn bảo toàn được vốn đủ điều kiện tiếp tục vay. Giảm thuế đất hết năm 2023, và cho nợ thuế đất hết năm 2024.
Đề xuất giãn, giảm các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để người lao động có thể mua được nhà ở xã hội, qua đó phát triển thị trường nhà ở xã hội theo định hướng lâu dài và bền vững.
Ngành xi măng đề xuất giảm/tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker (Áp dụng mức 5%). Ông Lương Đức Long kiến nghị, phải đẩy nhanh xây dựng nhà ở, nhà công nghiệp, đô thị, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Tích cực sử dụng xi măng trong xây dựng đường giao thông..
-
Vinhomes Ocean Park - Khu đô thị có biển hồ nước mặn và hồ nước ngọt nhân tạo trải cát trắng lớn nhất thế giới -
Phú Yên đầu tư tiếp 185 tỷ đồng cho dự án Công viên ven biển thành phố Tuy Hòa -
Lợi thế độc tôn của The Matrix One -
Vụ ngang nhiên bán trộm cả nền biệt thự nhà phố ở TP.HCM: Cấp phép xây dựng trên đất tranh chấp
-
Giải pháp tài chính dành riêng cho các gia đình 3 thế hệ với căn hộ 3 phòng ngủ Le Grand Jardin -
Phát hiện loạt dự án nhà ở xã hội chuyển thành nhà thương mại trái phép tại Hà Nội -
Apec Mandala Wyndham Hải Dương - Tổ hợp 5 sao đầu tiên tại Hải Dương -
Phú Yên phê duyệt Đề án bảo vệ quần thể Hòn Yến -
Lotus Central: 5 yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư -
Chuyên gia đưa ra “lời khuyên vàng” cho nhà đầu tư bất động sản ven đô năm 2020 -
Quảng Ngãi: “Cứ địa” vững vàng của Đất Xanh Đà Nẵng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025