
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
![]() |
Tiêu thụ toàn ngành xi măng 8 tháng 2022 giảm 8% so với cùng kỳ. |
Nguồn cung lớn, trong khi cầu không tăng, ngành xi măng đang gặp áp lực lớn về tiêu thụ. Báo cáo tiêu thụ ngành hàng này cho biết, 8 tháng năm 2022, tiêu thụ toàn ngành xi măng đạt 65,33 triệu tấn, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 43,56 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu xi măng, clinker 8 tháng chỉ đạt khoảng 21,77 triệu tấn, trị giá 962 triệu USD, giảm 23,7% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Sau năm 2021 lập kỷ lục về xuất khẩu gần 46 triệu tấn, xuất khẩu những tháng gần đây đã sụt giảm mạnh do Trung Quốc, thị trường nhập khẩu chính clinker giảm nhập khẩu do thực thi chính sách Zero Covid-19, thị trường lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao...kèm theo thuế chống bán phá giá trên 10% đang áp với xi măng từ nước ta.
Xuất khẩu vẫn đang trên đà giảm tiếp khiến các nhà sản xuất xi măng trong nước rất lo ngại trong khi chi phí sản xuất clinker tăng rất mạnh. Để giảm áp lực chi phí đầu vào, từ tháng 3 tới nay đã có 3 đợt tăng giá xi măng, nhưng theo các doanh nghiệp, mức tăng giá cả 3 đợt từ 220-270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu chưa thể bù đắp nổi chi phí.
Lượng hàng tồn kho trong cả nước hiện khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu, tương đương từ 25 đến 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.
Năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức cao (khoảng 107 triệu tấn năm 2022 và hoàn toàn có thể gia tăng sản xuất thêm lên gần 130 triệu tấn nhờ điều chỉnh tỷ lệ phụ gia), trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ khoảng trên 60 triệu tấn, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành.
Hiện nay Việt Nam là nước có sản lượng xi măng lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa còn hạn chế (dưới 65 triệu tấn).
Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 3 dây chuyền xi măng đi vào hoạt động, bao gồm Xuân Thành 3 (4,5 triệu tấn), Long Thành (2,3 triệu tấn), Long Sơn 4 (2,5 triệu tấn). Riêng dự án xi măng Đại Dương 1, công suất trên 2 triệu tấn đáng lẽ vận hành cuối năm nay nhưng đã lùi hạn hoàn thành sang năm 2023. Như vậy, cuối năm nay, công suất ngành xi măng sẽ được bổ sung thêm khoảng chục triệu tấn nữa.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, từ nay đến cuối năm là giai đoạn mà các dự án đầu tư công được đẩy mạnh nên bức tranh tiêu thụ vật liệu xây dựng sẽ được cải thiện, trong đó có xi măng, từ đó giúp nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng, xử lý được hàng tồn kho.
-
Hà Nội xin áp dụng cơ chế đặc thù để 3 huyện phát triển thành quận -
Shophouse New City Phố Nối tăng giá mạnh nhờ tin hạ tầng -
Kiên Giang đầu tư dự án xoá điểm đen đô thị -
Môi giới địa ốc chuyển hướng ra vùng ven -
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 trước nguy cơ chậm tiến độ -
[Infographic] Bức tranh thị trường BĐS Tây Sài Gòn và xu thế đón đầu 2019 -
TP.HCM sẽ thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch khu vực Công viên 23 tháng 9
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
5 Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Bộ Xây dựng thúc ACV khẩn trương khắc phục tồn tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 2: Hơn 30 năm di dời nhà, kênh rạch vẫn nghẽn dòng
-
Thủ tướng: Báo chí tăng cường thông tin về những nguy hại của buôn lậu, hàng giả
-
Tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án của Công ty Bách Đạt An ra sao?
-
Volvo Trucks Driver Challenge - Một bước tiến hướng tới giảm phát thải trong ngành vận tải
-
IIJ ra mắt giải pháp Safous Privileged Remote Access
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế