-
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi
Theo báo cáo của Savills, thị trường nhà ở tại Hà Nội tiếp tục chìm trong giai đoạn trầm lắng trong quý II. Đáng chú ý, khoảng cách tăng trưởng giữa thu nhập và giá nhà đang trở thành vật cản “ngáng đường” an cư của người dân.
Giá nhà vẫn neo ở mức cao
Trong 6 tháng đầu năm 2023, nguồn cung căn hộ mới đạt 3.596 căn, tăng 76% theo quý và tăng 125% theo năm. Trong đó, thị trường sơ cấp chào đón 20.412 căn, tăng 5% theo quý và tăng 14% theo năm.
Nhiều người dân Thủ đô đang khó tìm nơi an cư vì giá nhà quá cao |
Đáng chú ý, tại thời điểm quý II, giá bán sơ cấp căn hộ tại Hà Nội trung bình khoảng 53 triệu đồng/m2, tăng 1% theo quý và tăng 17% theo năm. Mức giá này đã tăng trong 18 quý liên tiếp và cao hơn 73% so với giai đoạn quý I/2019.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội, giá đất và chi phí xây dựng tăng cao là nguyên nhân khiến giá căn hộ tăng “phi mã”. Ngoài ra, việc các chủ đầu tư phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và những cơ sở hạ tầng xung quanh cũng khiến giá sản phẩm mới luôn ở mức cao so với mặt bằng chung thị trường.
Ngược lại, thị trường biệt thự và nhà liền kề không có thêm dự án mới trong quý. Toàn bộ nguồn cung mới đến từ 126 căn thuộc các dự án đã hiện hữu, tăng 334% theo quý nhưng giảm 14% theo năm.
Trái với đà tăng của giá căn hộ chung cư, giá bán biệt thự và nhà phố lại có chiều hướng giảm trong quý II. Cụ thể, giá sơ cấp biệt thự đã giảm 10% theo quý, xuống còn 100 triệu đồng/m2. Giá shophouse cũng giảm 7% so với quý trước. Mặt khác, giá nhà liền kề lại ghi nhận mức tăng 4% theo quý, đạt 173 triệu đồng/m2.
“Cần lưu ý rằng, việc giảm giá của thị trường biệt thự và nhà liền kề là do có những dự án ở xa trung tâm được tung bán với giá hợp lý. Điều đó khiến mặt bằng giá trên thị trường giảm xuống. Thực tế cho thấy giá của phân khúc thấp tầng vẫn neo ở mức cao, đặc biệt là tại những khu vực cận kề Vành đai 2, Vành đai 3 của Hà Nội và những khu vực đã phát triển”, bà Hằng nhận định.
Cung không đáp ứng nổi cầu
Báo cáo của Savills cho biết nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao do tỷ lệ di cư thuần dương, tăng trưởng dân số và tỷ lệ đô thị hóa vẫn ở mức cao. Trong giai đoạn năm 2023 - 2025, Hà Nội dự kiến có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình.
Tuy nhiên, nguồn cung tương lai vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo cho biết thị trường có thể sẽ thiếu hụt khoảng 70.300 căn nhà ở trong vòng 2 năm tới.
Trong tương lai, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội có thể sẽ không đáp ứng được sức cầu của thị trường |
Ở một diễn biến khác, Hà Nội đang phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 150 triệu đồng/người/năm. Xét về tương quan so với năm 2019, hiện mức tăng trưởng trung bình thu nhập đang là 6%/năm. Trong khi đó, mức tăng trưởng giá căn hộ từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 lại lên tới 13%/năm.
“Rõ ràng thực tế là sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Nếu hai con số này không tịnh tiến lại gần nhau, việc sở hữu nhà ở của người dân nói chung sẽ ngày càng khó khăn hơn”, bà Hằng bình luận.
Tuy nhiên, với thị trường biệt thự và nhà liền kề, bà Hằng cho rằng, sản phẩm vẫn có giá ở ngưỡng hợp lý. Các dự án có quy hoạch bài bản tiếp tục duy trì sức hút đối với người mua. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc phân khúc thấp tầng trong quý II vẫn ghi nhận 106 giao dịch thành công, tăng 20% theo quý.
Dẫu cho nguồn cung sơ cấp còn hạn chế, người mua nhà tại Hà Nội vẫn có thể tìm được cơ hội an cư trên trên thị trường thứ cấp. Đây đều là các sản phẩm được phát triển từ trước, có giá bán hợp lý và tính pháp lý được được đảm bảo.
Ngoài ra, với việc đường Vành đai 4 vừa được khởi công xây dựng, công trình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản ở các khu vực ngoại thành như Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn, Hà Đông, Thanh Oai và Thanh Trì. Khi đường Vành đai 4 được thông xe vào năm 2027, nguồn cung nhà ở tại các khu vực này được dự báo sẽ tăng 36% so với hiện tại.
-
Doanh nghiệp địa ốc kêu gọi hợp tác phát triển dự án -
Điểm mặt dự án “bất động” nhiều năm tại Bình Dương -
Số dự án nhà ở được cấp phép mới và đủ điều kiện bán gia tăng trong quý III/2024 -
Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng"; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành -
Nhiều chủ đầu tư bất động sản bắt đầu “làm mới” hàng cũ -
Doanh nghiệp địa ốc đua “nước rút” bán hàng cuối năm -
Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
-
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Lê Đức Thọ bày tỏ ân hận, nhận thức hành vi sai phạm -
Phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan: Cơ hội của bị cáo Lan nằm ở quá trình thi hành án
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025