-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Còn hơn 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tại các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, rất nhiều công trình dân dụng đang được gấp rút hoàn thiện, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng cũng theo đó vô vùng nhộn nhịp.
Tại một cửa hàng vật liệu xây dựng trên đường Đặng Văn Bi (quận 9, TP.HCM), anh Hóa, chủ cửa hàng cho biết, những tháng cuối năm thường đem về doanh số bằng cả quý trước gộp lại. Nguyên nhân bởi quan niệm của người Việt không muốn xây nhà kéo dài sang 2 năm, nên đây là lúc mà các công trình bước vào giai đoạn nước rút.
“Tâm lý chung của mọi người là đều mong muốn đón Tết Âm lịch với ngôi nhà mới, khang trang hơn nên càng gần dịp cuối năm thì thị trường vật liệu xây dựng càng nhộn nhịp”, anh Hóa chia sẻ.
Tương tự, bà Hoa, chủ đại lý vật liệu xây dựng Thanh Hoa trên đường Hồng Bàng, quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho hay, doanh thu trong những tháng này thường tăng từ 50 - 80%, có những năm tăng tới vài trăm phần trăm so với các tháng khác.
“Từ đầu tháng 11 đến nay, lúc nào cửa hàng cũng tấp nập, điện thoại réo gọi hàng liên tục, nhiều lúc có đơn hàng gọi gấp nhưng người giao hàng chưa về nên tôi không dám nhận”, bà Hoa nói.
Chia sẻ thêm với phóng viên Đầu tư Bất động sản, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Thanh Hoa cho hay, dịp này, hàng bán chạy nhất vẫn là vật liệu hoàn thiện.
Đối với các sản phẩm này, những năm gần đây, “thượng đế” đã có thêm nhiều sự lựa chọn. Bởi những năm trước đây, khách hàng được phân chia thành hai xu hướng tách biệt, người có điều kiện thì sử dụng hẳn dòng cao cấp, còn đối với những người ít tiền thì sẽ chọn hàng Trung Quốc, mẫu mã cũng đẹp mà giả cả lại hợp lý. Nhưng hiện nay, người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa chọn hơn khi các nhà sản xuất trong nước đã đổi mới công nghệ, tung ra thị trường những vật liệu có mẫu mã và chất lượng rất tốt, mà giá lại rẻ hơn.
Là khách hàng đang đi tìm vật liệu để lát lại nền nhà, ông Hoan, ngụ tại quận Gò Vấp (TP.HCM) cho biết, riêng với gạch lát nền thì ông vẫn ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam hơn so với gạch Trung Quốc.
“Tuy hàng xuất xứ từ Trung Quốc có giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp và nhiều hơn nhưng lại rất giòn, nhanh bị bay màu nên tôi không chọn”, ông Hoan cho biết.
Cũng là một mặt hàng thiết yếu và có sức tiêu thụ mạnh trong dịp này là mặt hàng sơn tường các loại. Ông Bình, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên quận 5 (TP.HCM) chia sẻ, hiện nay, xu hướng của người tiêu dùng là chọn các loại sơn phù hợp với túi tiền và nhu cầu của họ. Đặc biệt, các sản phẩm do doanh nghiệp nội sản xuất đang được khách hàng chú ý đến nhiều hơn.
Chia sẻ với phóng viên Đầu tư Bất động sản, ông Đỗ Hữu Nhơn, Giám đốc Kinh doanh của Hãng sơn Galaxa Việt Nam cho biết, thời điểm cuối năm là giai đoạn quyết định doanh số kinh doanh của cả năm. Do đó, để tăng sức cạnh tranh và nhằm thu hút được khách hàng trong những tháng cuối năm, Công ty sẽ thực hiện các chích sách ưu đãi và khuyến mại cho khách hàng như giảm giá 30% cho người tiêu dùng, tích lũy điểm nhận quà dành cho thầu thợ sơn, phát triển dịch vụ hậu mãi…
Theo tìm hiểu của phóng viên, dù thị trường vật liệu xây dựng đang “vào mùa” nhưng vẫn chưa có biến động lớn về giá. Ghi nhận tại một số cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, giá thành một số mặt hàng như xi măng vẫn ở mức 88.000 - 90.000 đồng/bao (bán lẻ); gạch xây dựng tuynel (Bình Dương) khoảng 1.000 - 1.100 đồng/viên; gạch ống xi măng 2.000 đồng/viên; ngói chính 13.000 - 13.500 đồng/viên; gạch ceramic kích thước 25x25 không mài (Vĩnh Phúc) có giá từ 80.000 - 86.000 đồng/viên…
Cũng đang nhộn nhịp không kém thị trường vật liệu đó là đồ trang trí và nội thất. Ngoài việc gia tăng số lượng các showroom bán sản phẩm trực tiếp, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển các kênh bán hàng trực tuyến, tạo nên một thị trường nội thất online sôi động.
Tại đây, thông tin, hình ảnh, giá cả của sản phẩm được các doanh nghiệp thể hiện đầy đủ trên website. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng tham khảo, so sánh và chọn được sản phẩm ứng ý nhất. Mặt khác, việc phát triển kênh bán hàng online này không đòi hỏi nhiều chi phí về địa điểm, nhân sự… như các showroom nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
Chia sẻ với chúng tôi, chủ một showroom nội thất trên đường Tô Ngọc Vân, quận 9 (TP.HCM) cho biết, xu hướng mua sắm trên Internet đang dần trở thành thói quen của người tiêu dùng. Thị trường kinh doanh online hứa hẹn rất nhiều tiềm năng không chỉ đối với lĩnh vực kinh doanh nội thất mà còn đối với tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác. Từ đó, các chủ cửa hàng cố định cũng phải dần thích nghi nếu không muốn sớm bị đào thải.
-
Bốn yếu tố hàng đầu để lựa chọn mua nhà hậu Covid -
Ecopark đưa 8 công viên và gần 1.000 khu vườn lên giữa không trung -
Thành phố bán đảo du lịch, thương mại đẳng cấp thế giới ở Quy Nhơn -
Giới thượng lưu đang nhắm sản phẩm đầu tư nào? -
Bùng nổ sự kiện kick-off dự án Happy One Central với chủ đề “Comeback to the Roar” -
Tây Nam Bộ sắp có một “thành phố không ngủ” giữa lòng Hậu Giang -
Khó tin giữa Thủ đô: Ngang nhiên dựng rào bê tông chặn đứng đường dân sinh
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam