-
Ẩn số phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng năm 2025 -
Mặt bằng nhà phố Hà Nội ế khách thuê -
Khách hàng do dự vay tiền mua nhà -
Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát thông tin bất động sản không chính thống -
Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất -
Hưng Yên sẽ đấu giá 273 lô đất ngay sau Tết Ất Tỵ 2025 -
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM
(baodautu.vn) Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Đầu tư có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).
Thưa ông, nội dung chính của một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh là gì?
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cụ thể hóa một số chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, Bộ Tài chính kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội; hoạt động đầu tư kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đầu ra trong vòng 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/7/2013.
Bộ Tài chính cũng kiến nghị kể từ ngày 1/7/2013, áp thuế thu nhập doanh nghiệp 20% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm); áp thuế 10% đối với thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội; áp dụng thuế ưu đãi đối với dự án mở rộng.
Dường như các giải pháp đưa ra đều hướng đến “giải cứu” thị trường bất động sản (BĐS)?
Công bằng mà nói, sự phát triển của thị trường BĐS có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế cũng như ngân sách nhà nước. Vì thế, khi lĩnh vực này gặp khó khăn thì Nhà nước có trách nhiệm đưa ra những giải pháp thích hợp để hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện nhằm phục hồi và phát triển.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách, trong đó có chính sách tài khóa và tiền tệ, để hỗ trợ lĩnh vực, ngành hàng nào đó gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu là việc làm bình thường, chứ không riêng gì BĐS.
Cần phải hiểu là, các chính sách hỗ trợ không phải nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh BĐS, mà là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất. Bởi khi thị trường BĐS được khơi thông, hàng loạt ngành hàng có liên quan đến BĐS như xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và những ngành liên quan đến xây dựng sẽ giảm hàng tồn kho, mở rộng sản xuất, giảm nợ xấu…
Đây cũng là giải pháp để thực hiện mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn, đó là giải quyết nhà ở xã hội, thưa ông?
Thuế giá trị gia tăng là đánh vào người tiêu dùng, vì thế chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thực tế là hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập không cao có điều kiện tiếp cận với nhà ở xã hội với giá thấp hơn. Tuy nhiên, muốn giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt cơ chế, chính sách, trong đó giảm thuế là giải pháp vô cùng quan trọng. Khi Nhà nước giảm thuế, thì giá BĐS không có lý do gì mà không giảm. Khi đó, người mua và người bán gặp nhau, thị trường khơi thông, nên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như đã nói ở trên.
Nếu Quốc hội thông qua Nghị quyết này, thì có thể nói, đây là mũi tên trúng nhiều đích: vừa góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, vừa giải quyết được vấn đề của thị trường, vừa giải quyết được nguồn thu ngân sách vững chắc cho tương lai.
Nếu vậy, sao Bộ Tài chính không mạnh dạn kiến nghị giảm thuế trong 2 - 3 năm, thay vì chỉ có 1 năm?
Đã là giải pháp ngắn hạn, nên phải căn cứ vào tình hình thực tế và không được kéo dài quá, vì kéo dài nhiều khi lại phản tác dụng. Tâm lý người tiêu dùng là khi thấy thị trường lên thì đổ xô đi mua, không sử dụng cũng đi mua, không có nhu cầu thì mua để đầu cơ. Ngược lại, khi thị trường xuống, người ta lại chờ đợi xuống nữa mới mua. Vì thế, nếu kéo dài thời gian giảm thuế, người tiêu dùng nghĩ rằng, sang năm, sang năm nữa, giá BĐS sẽ còn giảm thêm, nên họ không tham gia thị trường và như vậy, chính sách sẽ giảm hiệu quả.
Hy vọng rằng, với những biện pháp tổng thể nêu trên, trong vòng 1 năm nữa, tình hình kinh tế nói chung, thị trường BĐS nói riêng, sẽ sáng sủa hơn.
Mạnh Bôn
-
Thời điểm vàng để sở hữu bất động sản dòng tiền tầm giá dưới 15 tỷ đồng tại Ocean City -
Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàng -
Dự kiến đến năm 2045 Thủ đô Hà Nội có khoảng 14,6 triệu người sinh sống -
Thủ đô Hà Nội hướng đến là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao
-
Năm vùng đô thị theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
Người mua tranh thủ “xuống tiền”, chung cư Hà Nội năm 2024 tăng trưởng tốt -
Nhiều chung cư ở Bình Dương có lợi suất cho thuê gấp đôi Hà Nội, TP.HCM -
Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc -
Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Đang tìm căn cứ để gỡ pháp lý -
Diêm Điền Riverside hưởng lợi lớn từ sóng đầu tư quốc tế vào Thái Bình -
Bình Định: Khởi công nhà ở xã hội quy mô hơn 830 căn hộ
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Dự án Trở về nhà của FIFCO: Nhờ AI, Costa Rica trả lại hơn 36.000 vỏ sò về với môi trường biển
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- TPIsoftware được vinh Nhà tuyển dụng được yêu thích
- Khám phá những điểm đến mới và kết nối đối tác tại Tokyo cùng sự kiện Tokyo Virtual Trip 2025
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Xe buýt Yutong tiếp tục nỗ lực đổi mới mạnh mẽ