-
Bảo chứng cho cuộc sống đẳng cấp và đầu tư bền vững tại Móng Cái -
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường -
Giải mã sức hút shophouse Nghi Sơn Central Park -
Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện -
Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu đô thị mới rộng gần 4.000 ha -
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng
Ảnh minh họa |
Doanh nghiệp thành lập mới tăng 47,2%
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2022, bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, với tỷ lệ tăng tới 47,2%. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do dịch bệnh trước kia, thì nay cũng đã mở cửa hoạt động trở lại. Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 845 doanh nghiệp, tăng tới 92% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh VP (VP Corp) và Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc HKT (HKT Group) đã chính thức ra mắt thị trường bất động sản phía Nam. Trong đó, VP Corp hoạt động trong 3 lĩnh vực là tư vấn, phát triển các dự án bất động sản, đầu tư - kinh doanh, phân phối bất động sản và đầu tư tài chính. Còn HKT Group hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực bất động sản với danh mục dự án đa dạng ở các tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa… và sẽ mở rộng đến các khu vực tiềm năng khác.
Sức hấp dẫn của bất động sản đã thu hút được sự quan tâm lớn từ giới showbiz Việt. Nếu như trước kia, việc một số ca sỹ, diễn viên tham gia đầu tư bất động sản như một nghề tay trái, mua bán đơn lẻ, âm thầm… thì nay họ đã đổ bộ vào thị trường bất động sản với tư cách chủ doanh nghiệp môi giới bán hàng, hoặc phát triển dự án nghỉ dưỡng, bất động sản nông nghiệp với sản phẩm đa dạng, quỹ đất lớn.
Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản, hoặc đẩy mạnh mảng kinh doanh này.
Cụ thể, Công ty cổ phần FPT (mã FPT) đã đề xuất ý tưởng đầu tư 3 dự án tại tỉnh Khánh Hoà, với quy mô lên tới 860 ha, gồm quần thể du lịch nghỉ dưỡng dành cho chuyên gia quốc tế tại khu Hồ Na - Mũi Đôi, có diện tích 360 ha; Trung tâm Đào tạo chuyển đổi số và đô thị dịch vụ khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang Bắc Vân Phong, quy mô 350 ha và Dự án Khu đô thị công nghệ - giáo dục FPT, quy mô 150 ha.
Sau nhiều năm tham gia thị trường bất động sản, nhưng với tốc độ khá dè dặt, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) đang tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó, Công ty dự kiến góp thêm 3.300 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Hòa Phát lên 6.000 tỷ đồng (Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 99,967% vốn).
Được biết, trong năm 2021, ước tính lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 463,93 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng lợi nhuận của Công ty. Với việc tăng vốn gấp đôi, kỳ vọng tỷ trọng và đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào báo cáo hợp nhất của Tập đoàn sẽ tăng mạnh trong những năm tới.
Tránh rủi ro tiềm ẩn
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về nội dung này, ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc Công ty CopiHome cho biết, việc có nhiều doanh nghiệp tham gia vào mảng bất động sản cho thấy tính hấp dẫn của thị trường. Thế nhưng, thị trường này đòi hỏi người tham gia phải có tài chính, năng lực, chính vì vậy, các tân binh cần chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định để tránh gặp phải những rủi ro tiềm ẩn, nhất là rủi ro pháp lý.
“Luật pháp về đất đai và thị trường bất động sản tại Việt Nam rất nhiều và rộng. Không cẩn thận, rất dễ vướng mắc những vấn đề pháp lý, dẫn đến phát sinh kiện tụng không cần thiết”, ông Phi nói.
Theo ông Phi, nếu các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh bất động sản đã chuẩn bị kiến thức, có hiểu biết và tiềm lực tài chính tốt, phát triển được những dự án bất động sản, mang đến những giá trị cho người sở hữu, cả ở góc độ đầu tư lẫn góc độ người dùng cuối (mua để ở, hoặc kinh doanh...) thì sẽ là diễn biến tích cực.
Ngược lại, nếu họ chỉ đầu tư kinh doanh theo phong trào, đổ xô kinh doanh sau những cơn sốt đất, đến khi thị trường có sự điều tiết từ cấp độ quản lý nhà nước như hạ nhiệt các cơn sốt đất, siết tín dụng, tăng lãi suất, có thể dẫn đến rủi ro tạo ra làn sóng chạy đua “hớt váng” thị trường, không có lợi cho sự phát triển bền vững.
-
Hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh -
Sóc Trăng đầu tư Dự án nhà ở thuộc khu thiết chế công đoàn KCN An Nghiệp -
Doanh nghiệp bất động sản với nỗi lo âm dòng tiền kinh doanh -
Nới “vòng kim cô” cho doanh nghiệp địa ốc -
Bất động sản công nghiệp tiếp đà tăng trưởng khả quan -
CEO Hưng Thịnh Land: Các trái chủ rất lo ngại doanh nghiệp có tồn tại được không -
Hàng loạt khoản vay có nguy cơ nhảy nhóm nợ, doanh nghiệp xin giãn, ngân hàng khuyên bán tài sản
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025