Thị trường bất động sản: Xu hướng “đánh bắt xa bờ” lên ngôi mạnh mẽ trong năm 2019
Ngọc Tân - 22/02/2019 14:54
 
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng lưới kết nối hạ tầng giao thông giữa các vùng miền khiến ranh giới không gian trong thị trường bất động sản được xoá nhoà. Kể từ đầu năm 2018, thị trường xuất hiện làn sóng “đánh bắt xa bờ” của các doanh nghiệp, và trở thành xu hướng mới trong năm 2019, kéo theo sự chuyển dịch dòng tiền của giới đầu tư trong & ngoài nước đến các địa phương xa.

Đi xa để phát triển mạnh mẽ

“Cách đây khoảng 3 – 5 năm, việc khách hàng tại HCM hay Hà Nội mua một bất động sản ở địa phương nào đó được xem là câu chuyện xa xỉ và chỉ dành cho những “đại gia”. Thế nhưng, thị trường bất động sản hiện nay đã hoàn toàn khác, chuyện một người sinh sống ở thành phố lớn có căn nhà tại Phan Thiết, Huế, Quảng Bình,… để đầu tư hay nghỉ dưỡng đã trở nên hết sức bình thường và đang dần trở thành xu hướng manh mẽ nhất trong năm 2019”, ông Tống Phước Hoàng Hưng – TGĐ Công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung, một doanh nghiệp khá thành công trong việc phát triển các dự án bất động sản tại Huế, Quảng Bình năm 2018 cho biết.

Quảng Bình với những kỳ quan thế giới đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch
Quảng Bình với những kỳ quan thế giới đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch

Theo ông Hưng, từ giữa năm 2016, dự báo được làn sóng này sẽ chuyển dần từ Đà Nẵng đến Huế, ông đã mạnh dạn quyết định phát triển bất động sản tỉnh lẻ nhưng vẫn không tranh khỏi sự e dè. Tuy nhiên, sau nhiều dự án phát triển tại Huế, ông Hưng khẳng định, đây là hướng đi đúng của công ty và tiếp tục mở rộng đến Quảng Bình từ cuối năm 2018.

Tiếp nối thành công từ các dự án phát triển trước đó, dự án Eco Garden Quảng Bình do Đất Xanh Bắc Miền Trung phát triển được quy hoạch đồng bộ trên trục đường Hồ Chí Minh giao với Phan Đình Phùng, liền kề ngay trung tâm TP. Đồng Hới. Đầu năm 2019, dự án chính thức giới thiệu ra mắt khách hàng và nhanh chóng hơn một nửa đất nền biệt thự đã có khách hàng đặt chỗ.

Đáng chú ý, hơn 50% số lượng đặt chỗ lại đến từ khách hàng Hà Nội và Đà Nẵng, 20% đến từ các thành phố khác, khách hàng tại tỉnh chỉ chiếm số nhỏ. Cho thấy, khi cuộc sống của người dân đô thị ngày càng cải thiện, nhu cầu thụ hưởng cuộc sống yên bình, nghỉ dưỡng ngày càng gia tăng, thì câu chuyện trong tuần làm việc tại Hà Nội, cuối tuần vào Quảng Bình nghỉ ngơi ngắn ngày cũng là điều tất yếu.

Hạ tầng – Át chủ bài của thị trường ngách

Theo phân tích của các chuyên gia bất động sản, với thị trường địa ốc, nếu coi các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng là thị trường chính, trọng điểm, thì các thị trường lân cận được doanh nghiệp xem là thị trường ngách.

Thị trường này phát triển theo nhu cầu thực tại của khách hàng và tuỳ thuộc vào mạng lưới kết nối hạ tầng giữa các khu vực. Nơi nào có hạ tầng phát triển tốt, nơi đó thị trường bất động sản phát triển theo. Ngoài tập trung vào các thị trường chính, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng tới các thị trường nhiều thế mạnh, nhất là các địa phương có tiềm năng du lịch biển, du lịch xanh, du lịch văn hoá,…

Quảng Bình với những kỳ quan thế giới đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch.
Quảng Bình với những kỳ quan thế giới đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch.

Chẳng hạn tại Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên diễn ra ngày 16/02/2019 tại TP. Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Quảng Bình, Huế, Bình Định, Ninh Thuận sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang tầm cỡ quốc tế. Theo đó, Thủ tướng đã trao quyết định chủ trương đầu tư 19 dự án cho 4 tỉnh này cùng các tỉnh khác trong khu vực với tổng mức đầu tư đến 36.000 tỷ đồng. Trong đó, Huế với 4 dự án với 13.072 tỷ đồng, Quảng Bình 5 dự án với hơn 7.715 tỷ đồng…

Hiện nay, Huế và Quảng Bình đang được nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm nhờ hệ thống hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện, như khởi công dự án mở rộng sân bay quốc tế, mở thêm tuyến bay, dự án nâng cấp Quốc lộ 1A vừa hoàn thành, hoàn thành cầu Nhật Lệ II tại TP. Đồng Hới hay Dự án Cảng Chân Mây – Huế đã hoàn thành GĐ 1,… góp phần khiến làn sóng đầu tư lớn vào 2 địa phương này.

Bất động sản địa phương còn hấp dẫn khách hàng bởi giá cả. Việc giá nhà đất tại Hà Nội, TP. HCM tăng mạnh thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến làn sóng đầu tư nhà, đất ở tỉnh lẻ tăng mạnh. Thực tế ghi nhận, trong năm 2018, chỉ riêng khu vực Đông Anh – Hà Nội đã tăng đến 40 – 50 triệu/m2, mức tăng gia trung bình các khu vực từ 14 – 40%. Trong khi đó, đất tại các tỉnh chỉ dừng ở mức 500 triệu – 1 tỷ đồng/nền, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều nhà đầu tư tầm trung tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, sức bật liên kết vùng liên tục phát triển giúp viêc di chuyển giữa các thành phố đến tỉnh lận cận được rút ngắn, không chỉ thuận lợi giao thương mà hoạt động đầu tư nghỉ dưỡng, du lịch cũng thuận lợi, dễ sinh lời hơn.

Nhìn nhận về lượng chuyển dịch dòng tiền về tỉnh lẻ trong năm 2018, thì đến 2019, hoạt động này sẽ còn trở thành xu hướng của đại đa số các nhà đầu tư bất động sản, đổ dồn cho thị trường ngách. Trong đó, Quảng Bình, Huế, Bình Định là những điểm đến lý tưởng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản